Sáng nay 5/4 (tức 9/3 âm lịch), tại đình Tam Giang, phường Bạch Hạc, TP Việt Trì đã tổ chức Lễ hội Bơi chải truyền thống trên sông Lô năm 2017. Đây là l ễ hội có ý nghĩa tâm linh quan trọng trong đời sống cộng đồng.

Tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Huy Hoàng, Uỷ BTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Việt Trì cùng các đồng chí lãnh đạo thành phố đã trao cờ lưu niệm cho 6 đội chải  đến từ 5 đơn vị là những xã, phường ven sông trên địa bàn là: phường Bạch Hạc (gồm 2 đội: Bạch Hạc 1 và Bạch Hạc 2), phường Dữu Lâu,  các xã: Sông Lô, Trưng Vương và Phượng Lâu.

Ngay sau đó, trong tiếng hò reo cổ vũ, 6 đội đã xuống thuyền bắt đầu cuộc đua chải xuất phát từ bến Đình Tam Giang, bơi về phía Cầu Việt Trì, đến điểm cảng dầu Hải Linh, qua điểm đền Thượng Thọ, phường Bạch Hạc rồi quay về điểm xuất phát ban đầu với tổng đường bơi là 3km.

Lễ hội bơi chải là một hình thức phục hiện có tính nghi lễ và nghệ thuật về việc luyện tập thủy quân, thể hiện tinh thần thượng võ trong truyền thống đánh giặc giữ nước từ thời Hùng Vương. Tương truyền, đời nhà Trần, Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật là con thứ sáu của vua Trần Thái Tông, là em Trần Thánh Tông được giao nhiệm vụ trấn thủ thành Bạch Hạc đã lấy bãi sông Bạch Hạc làm nơi luyện thuỷ quân, đóng chiến thuyền. Sau hơn  30 năm xây dựng và trấn giữ tuyến phòng thủ Tam Giang Bạch Hạc, Ngài đã lập nhiều chiến công hiển hách, hàng phục chúa đạo Đà Giang là Trịnh Giác Mật bằng ngoại giao hòa bình. Tại Đền Tam Giang, năm 1285, Ngài đã cùng Hứa Tông Đạo (1 môn khách của nhà Tống) tổ chức hội thề “Diệt giặc Thát báo đền nợ nước, ơn Vua”. Lãnh đạo quân dân ta 3 lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên Mông. Để ghi nhớ công ơn của các tướng lĩnh, lễ hội bơi chải ra đời nhằm ghi lại những chiến công thuỷ chiến lừng lẫy trên sông Hạc. Ngày nay, lễ hội là một trong những nét văn hóa đặc trưng của Việt Trì - thành phố lễ hội về với cội nguồn. Ông Nguyễn Văn Tư ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc dù đã ở tuổi thất thập cổ lai hy, song năm nào ông cũng cùng con cháu về với Lễ hội bơi chải Bạch Hạ, ông cho biết: “Mặc dù năm nào cứ vào dịp này là tôi lại về đây xem bơi chải. Song năm nào cũng thấy khí thế và hào hứng. tôi mong trời cho mạnh khỏe để còn được tiếp tục đi xem bơi chải nhiều lần nữa”.

Tham gia Lễ hội, mỗi đội chải gồm có 27 người, trong đó có 24 tay chải, 1 người gõ mõ làm nhịp, 1 người cầm lái và 1 người tát nước. Theo đó, các tay chải phải có thể lực tốt cùng kĩ thuật chèo thuyền điêu luyện. Người gõ mõ làm nhịp giúp cho các tay chải thống nhất động tác, tăng tốc kịp thời. Người cầm lái có vai trò điều khiển thuyền đua luồn lách qua sóng và vượt chướng ngại. Người tát nước nhịp tay khoát cờ đằng mũi thúc giục đồng đội vươn lên. Mỗi thành viên đều có vai trò quan trọng trong việc làm nên thành tích của đội. Bà Nguyễn Thu Hiền, Trưởng phòng Văn hóa- Thông tin- Thể thao thành phố Việt Trì khẳng định: “Lễ hội bơi chải truyền thống được tổ chức hàng năm trên sông Lô nhằm giáo dục truyền thống đoàn kết dân tộc, tinh thần yêu nước, cần cù sáng tạo trong lao động sản xuất của dân tộc Việt Nam, góp phần duy trì và bảo tồn môn thể thao truyền thống của thành phố, đồng thời đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Lễ hội là một trong những hoạt động phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương – lễ hội Đền Hùng năm Đinh Dậu 2017 nhằm tôn vinh giá trị, di sản văn hóa đặc sắc nghệ thuật bơi chải, quảng bá tiềm năng du lịch; đồng thời để phục dựng chuẩn hóa nghi thức tổ chức Lễ hội truyền thống là căn cứ để xây dựng hồ sơ khoa học đề nghị đưa vào danh mục di sản văn hóa phí vật thể quốc gia”.

Kết thúc Lễ hội, BTC đã trao giải Nhất cho đội Bạch Hạc 2, giải Nhì cho đội Bạch Hạc 1 và đồng giải Ba cho 2 đội xã Sông Lô và xã Phượng Lâu.  Lễ hội đã góp phần giới thiệu, quảng bá về một miền quê, nơi con người luôn khát khao vươn lên, quyết tâm chinh phục sông nước; đồng thời góp thêm vào không gian lễ hội Đền Hùng năm 2017 những mảng màu đa sắc, khẳng định những giá trị văn hóa có ý nghĩa với cộng đồng sẽ sống mãi với thời gian.

 

 

Thanh Huyền- Tiến Dũng
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...