Cùng với chủ trương xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố du lịch, thành phố Lễ hội về với cội nguồn Dân tộc Việt Nam, thời gian qua, công tác đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị được chú trọng, bộ mặt đô thị của thành phố ngày một khang trang. Đặc biệt hệ thống cây xanh trên một số tuyến phố, khu vực được cải tạo, trồng mới như: Công viên Văn Lang, đường Hùng Vương, khu đô thị Trầm Sào... đã góp phần xây dựng đô thị văn minh, hiện đại, cải tạo vi khí hậu, bảo vệ môi trường sống, tạo không gian kiến trúc, tăng thẩm mỹ cảnh quan đô thị.
Mặc dù, đã có chuyển biến tích cực nhưng hệ thống cây xanh đô thị của thành phố Việt Trì hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu về môi trường cảnh quan, tỷ lệ diện tích cây xanh, cơ cấu cây trồng chưa hợp lý, công tác quản lý về cây xanh đô thị chưa được thực hiện đầy đủ theo các quy định của Nhà nước. Còn có các vi phạm về cây xanh như việc: chặt, trồng, thay thế chưa đúng chủng loại thậm chí tại một số tuyến phố ở trung tâm, các tuyến phố mới như: Đường Trường Chinh (từ Khu công nghiệp lên nút giao IC7), đường Nguyễn Du, đường Quang trung, vẫn tồn tại hoặc tiếp tục trồng mới một số loại cây trong danh mục cây cấm, hạn chế trồng như Dầu nước, Tếch, Bàng, Hoa sữa, Trứng cá... Việc trồng cây dọc hai bên của nhiều tuyến đường cũ còn mang tính tự phát, cây xanh đa chủng loại, kích thước không đều, nhiều loài cây có cành nhánh giòn dễ gãy, lá rụng nhiều, rễ ăn nổi, không có trong danh mục cây trồng đô thị như: Hoa Sữa, Xoan, Trứng cá... Kỹ thuật trồng cây xanh chưa theo quy định dẫn đến nhiều tuyến phố chưa đảm bảo như: Trồng cây dưới đường dây điện, gần hệ thống thoát nước; chủng loại cây trồng chưa phù hợp với từng tuyến phố và từng kích thước vỉa hè. Một số cây rễ ăn nông trên bề mặt, bị hạn chế không gian dinh dưỡng do bê tông hóa sát gốc. Tán cây bị lệch do vị trí trồng quá sát nhà, dễ đổ gẫy khi mưa bão; tán bị chặt phá, cắt tỉa quá nhiều do vướng dây điện; lá vàng úa, khô, còi cọc do thiếu nước, dinh dưỡng, khoáng chất… Mặt khác, do ý thức hạn chế của một số người dân nên nhiều gốc cây bị biến dạng u bướu, bong vỏ do bị đục đẽo; trên thân cây thường bị găm đinh, biển quảng cáo, dây điện. Đây cũng là nguyên nhân làm cây bị thối chết khô một phần thân, bị nấm mốc, vỏ bong ra…
Số lượng cây cổ thụ, có giá trị về sinh thái, cảnh quan trên địa bàn thành phố còn ít, chưa xác định được các loại cây đặc trưng của vùng Đất Tổ để tạo ra những giá trị đặc trưng, riêng biệt của thành phố với ý nghĩa là thành phố về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.
Bên cạnh những nguyên nhân yếu tố thiên nhiên, một trong những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong việc phát triển cây xanh trên địa bàn thành phố Việt Trì đó là thiếu quy định riêng về quản lý cây xanh đô thị, chậm bổ sung, rà soát quy hoạch tổng thể về phát triển cây xanh đô thị và lập hồ sơ quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn. Quỹ đất dành cho cây xanh chưa tương xứng; tỷ lệ diện tích cây xanh, vườn hoa, công viên chưa đáp ứng các định mức, tiêu chuẩn đối với đô thị loại I. Việc trồng cây xanh ở những nơi công cộng vẫn còn mang tính tự phát, manh mún, thiếu quy hoạch về lựa chọn, bố trí loại cây trồng phù hợp ở từng công trình. Sự tham gia, vào cuộc của các cấp, các ngành trong công tác quản lý, phát triển cây xanh đô thị chưa nhiều; chưa tạo được các phong trào về cải tạo, phát triển cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố.
Để thực hiện mục tiêu xây dựng thành phố xanh, sạch, đẹp, tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển cây xanh đô thị Việt Trì, cần ban hành Quy định về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn của thành phố Việt Trì, trong đó quy định cụ thể về công tác quản lý cây xanh, đồng thời phân công trách nhiệm cho các cơ quan chuyên môn và phân cấp quản lý cho Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thôn, xóm, phố, tổ dân phố về quản lý cây xanh đô thị trên địa bàn.
Tiến hành quy hoạch tổng thể hệ thống cây xanh đô thị, triển khai lập hồ sơ quản lý cây xanh trên địa bàn thành phố, đồng thời quản lý tốt việc cải tạo, thay thế hoặc trồng mới cây xanh đô thị trên địa bàn. Các dự án đầu tư, cải tạo, chỉnh trang vỉa hè, xây dựng mới các tuyến đường, các dự án phát triển kinh tế - xã hội phải theo quy hoạch phát triển cây xanh đô thị, tiến tới đảm bảo các tiêu chí, tiêu chuẩn về cây xanh, vườn hoa, công viên đối với đô thị loại I. Vị trí, diện tích đất (kể cả dự phòng) dành cho cây xanh đô thị phải được đưa vào quy hoạch và công khai quy hoạch để quản lý. Trước mắt, thành phố cần rà soát quỹ đất hiện có và xây dựng lộ trình, kế hoạch để triển khai thực hiện. Lựa chọn các loại cây xanh đô thị nhằm đảm bảo phù hợp về thẩm mỹ, công năng, tính đặc trưng của từng khu vực.
Đồng thời nghiên cứu xây dựng những tuyến phố có cây xanh mang tính đặc trưng, biểu tượng của thành phố Việt Trì, thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam để góp phần quảng bá và tạo ấn tượng đối với khách du lịch. Đặc biệt, tại Công viên Văn lang cần phải được quy hoạch, thiết kế cây xanh thật chi tiết, tỉ mỉ và khoa học. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về cây xanh đô thị, từ đó nâng cao tinh thần trách nhiệm và kêu gọi cộng đồng cùng chung tay quản lý, phát triển hệ thống cây xanh đô thị trên địa bàn thành phố. Đồng thời khuyến khích xã hội hóa công tác quản lý, trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh đô thị; phát động phong trào các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hộ gia đình tự trồng, chăm sóc, bảo vệ cây xanh khu vực nhà mình, trên các tuyến phố đã quy hoạch… Tăng cường sự giám sát của xã hội đối với bảo vệ và chăm sóc cây xanh. Có cơ chế khuyến khích các cá nhân, tập thể tích cực tham gia trồng, chăm sóc và bảo vệ cây xanh, biến việc trồng, chăm sóc cây xanh trở thành hoạt động thường xuyên, liên tục./.
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...