Sáng 18/8, Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì đã tổ chức hội nghị kiểm điểm tiến độ triển khai công tác xử lý, giải tỏa các vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn năm 2016. Tới dự có Lãnh đạo Phòng Cảnh sát giao thông đường thủy tỉnh, Công an thành phố, Chi cục đê điều và PCLB tỉnh, Hạt quản lý đê Việt Trì, các phòng: Kinh tế, Quản lý đô thị, Tài nguyên – Môi trường, Đội Thanh tra trật tự đô thị thành phố; cùng Chủ tịch UBND những đơn vị xã, phường có tuyến đê cần giải tỏa. Đồng chí Tạ Chí Dũng – Phó Chủ tịch UBND thành phố chủ trì hội nghị.

Theo kiểm tra, hiện nay, thành phố có 3 tuyến đê ở cấp I, II, III và V gồm: Tả Thao, Hữu Lô và Tả Hồng với tổng chiều dài 31,4km có nhiều vi phạm cần được giải tỏa. 3 tuyến đê kéo dài trên địa bàn 13 xã, phường: Bạch Hạc, Sông Lô, Trưng Vương, Bến Gót, Thọ Sơn, Tiên Cát, Minh Nông, Gia Cẩm, Thụy Vân, Tân Đức, Phượng Lâu, Dữu Lâu và Hùng Lô. Tại 3 tuyến đê này, nhiều hộ dân đã cố tình xây dựng nhà kiên cố, lều quán, công trình phụ, đào xẻ đê, chứa chất vật tư, chất thải… trong phạm vi hành lang bảo vệ đê, mái đê, hành lang thoát lũ. Trước thực trạng trên, thành phố đã có kế hoạch xử lý, giải tỏa các vi phạm, thời gian thực hiện từ ngày 21/7 đến 5/9/2016 và được chia thành 2 đợt.

Tại hội nghị, bên cạnh những thuận lợi, đại diện các đơn vị xã, phường và các phòng, ban liên quan của thành phố đã có những ý kiến xung quanh một số khó khăn mà các đơn vị gặp phải trong quá trình giải tỏa, xử lý các trường hợp vi phạm trên địa bàn; Trong đó, chủ yếu là do hạn chế về thẩm quyền xử lý của các địa phương đối với các doanh nghiệp. Đồng thời, các đơn vị cũng đề xuất một số ý kiến, giải pháp hỗ trợ trong quá trình thực hiện giải tỏa.

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Tạ Chí Dũng – Phó Chủ tịch UBND thành phố yêu cầu các đơn vị liên quan: cần nâng cao trách nhiệm trong công tác, đẩy mạnh phối hợp giữa các phòng, ban và đơn vị xã, phường; Các đơn vị cũng cần xác định tính pháp lý của từng trường hợp vi phạm để có căn cứ giải quyết, trường hợp vượt thẩm quyền cần báo cáo cấp trên xử lý; Với những hộ cá thể vi phạm, các đơn vị cần có những biện pháp kiên quyết trong thực hiện giải tỏa.

Việc xử lý và giải tỏa các trường hợp vi phạm pháp luật về đê điều nhằm đảm bảo an toàn cho đê điều, các công trình thủy lợi, đảm bảo hành lang an bảo vệ đê điều và tiêu thoát lũ, tạo thuận lợi cho công tác phòng chống lụt bão úng hàng năm. Đồng thời, lập lại trật tự, kỷ cương pháp luật trong việc duy trì, giữ gìn, bảo vệ công trình đê điều, kịp thời xử lý sự cố đê điều trong mùa mưa lũ, đảm bảo an toàn tính mạng, tài sản của nhân dân và hành lang an toàn giao thông đường bộ, trật tự quản lý trong khu vực dân cư. Việc xử lý các vi phạm cũng góp phần nâng cao nhận thức cho cộng đồng và các tổ chức, cá nhân về tầm quan trọng của công trình đê điều trong công tác phòng chống lụt bão./.

Ngọc Hà – Minh Quang
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...