Cập nhật ngày: 09/08/2017 22:16
Theo hướng dẫn xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể, ngoài những tiêu chuẩn chung như: tâm huyết, tận tụy với nghề, được đồng nghiệp và quần chúng mến mộ, kính trọng; tham gia đào tạo được cá nhân đang tham gia bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể; có tài năng nghề nghiệp đặc biệt xuất sắc, có cống hiến to lớn, tiêu biểu cho sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong phạm vi cả nước, thể hiện ở việc nắm giữ kỹ năng, bí quyết thực hành di sản văn hóa phi vật thể, có thành tích, giải thưởng, sản phẩm tinh thần hoặc vật chất có giá trị cao về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, thẩm mỹ, kỹ thuật… Tuy nhiên, đối với danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, nghệ nhân được xét tặng phải có thời gian hoạt động trong nghề từ 15 năm trở lên; đối với danh hiệu “nghệ nhân nhân dân” phải có thời gian hoạt động trong nghề từ 20 năm trở lên và đã được Nhà nước phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
Căn cứ vào những tiêu chuẩn trên, UBND 2 xã: Phượng Lâu và Kim Đức đã lấy ý kiến, lập danh sách, hồ sơ đề nghị gửi UBND thành phố trình xin xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” cho 6 nghệ nhân và danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú” cho 7 nghệ nhân.
Tại cuộc họp, trên nguyên tắc dân chủ, công khai, các đại biểu đã thống nhất bầu chọn 13 nghệ nhân trên gửi Sở Văn hóa, thể thao và du lịch tỉnh xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” và “Nghệ nhân ưu tú”.