Hiện nay, cứ trước thời điểm con bước vào lớp 1, nhiều bậc phụ huynh lại băn khoăn trước việc có nên hay không nên cho con trẻ học trước chương trình. Đây là suy nghĩ của các bậc phụ huynh với mong muốn tạo một tâm thế và sự chuẩn bị cho trẻ vững hơn khi vào lớp 1, tuy nhiên xung quanh vấn đề này có khá nhiều ý kiến khác nhau. Bởi cũng có những phụ huynh cho rằng nên để trẻ tự hòa nhập và nắm bắt các kiến thức và kỹ năng vào lớp.

Trước vấn đề này, Phóng viên Đài Việt Trì đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thu Trà – Phó Phòng giáo dục và đào tạo Thành phố. 

PV: Xin chào bà! Có một thực tế hiện nay là khi con em chuẩn bị bước vào lớp 1, một số phụ huynh tỏ ra lo lắng rằng con mình sẽ không theo kịp được chương trình lớp 1 nên đã tìm cách kèm cặp, dạy trước cho trẻ, bà nghĩ sao về thực tế này? 

            Bà Nguyễn Thu Trà – Phó Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố: Xuất phát từ tâm lý mong muốn con mình tự tin, học tốt trong môi trường mới, nhiều cha mẹ đã tìm mọi cách để kèm cặp, dạy trước cho con dù chưa đến tuổi học chữ. Theo cá nhân tôi cha mẹ không nên cho trẻ học chữ trước, bởi vì khi bắt đầu vào học lớp 1, thầy cô đều dạy lại từ đầu. Với những trẻ đã biết trước chương trình học thì sẽ không hứng thú khi học lại cái cũ. Ngoài ra, các em sẽ có tâm lý chủ quan, ảnh hưởng đến quá trình học sau này. Bên cạnh đó nhiều phụ huynh chưa nắm được kỹ thuật viết nên hướng dẫn con cầm bút sai từ đầu. Điều đó trở thành một cố tật rất khó khắc phục, dễ ảnh hưởng đến viết chậm, viết xấu và ngại viết.

Không ít chuyên gia tâm lý giáo dục đã khuyến cáo cho trẻ học chữ sớm hạn chế sự sáng tạo, Vì vậy các bậc phụ huynh không nên dạy trẻ học chữ trước lớp 1, mà hãy tạo cho các em sự hứng thú, để các em tự khám phá học tập cho bản thân, chịu khó quan sát, tìm tòi, suy nghĩ tránh tâm lý chủ quan mất tập trung để dần tạo thói quen tốt trong học tập cho các em.

            PV: Vậy Phòng giáo dục và đào tạo thành phố đã có những chỉ đạo và hướng dẫn như thế nào với các trường học cũng như các địa phương về vấn đề này?

            Bà Nguyễn Thu Trà – Phó Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố: Để thực hiện nghiêm túc chỉ thị 2325 của bộ GD&ĐT yêu cầu tuyệt đối không được dạy trước chương trình  lớp 1 cho trẻ, Phòng GD&ĐT TP đã chỉ đạo các trường triển khai thực hiện một số nội dung sau:

Thứ Nhất : Chỉ đạo các trường phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn, không nên cho trẻ học trước chương trình lớp 1; đồng thời, hướng dẫn, tư vấn cho các bậc cha mẹ về các biện pháp chăm sóc, giáo dục trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tâm thế sẵn sàng đi học lớp 1.  

Thứ 2: Tuyên truyền, vận động và quán triệt cán bộ, giáo viên thực hiện nghiêm túc các quy định của Bộ GD&ĐT, UBND tỉnh về dạy thêm học thêm, đặc biệt chỉ thị  số 2325 của BGDĐT  tuyệt đối không được dạy trước chương trình lớp 1. Các trường có thể tổ chức các lớp kỹ năng sống để cho các em được làm quen với môi trường học tập mới.

Thứ 3: Chỉ đạo các trường thực hiện nghiêm túc quy định của thông tư 22 đánh giá học sinh theo hướng động viên, khuyến khích, ghi nhận sự tiến bộ hằng ngày của từng học sinh, nhất là học sinh lớp 1.

Thứ 4: Tăng cường công tác kiểm tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

PV: Vậy theo bà, để chuẩn bị tốt nhất cho trẻ khi vào học lớp 1, nhà trường cũng như các bậc phụ huynh nên chuẩn bị và trang bị những gì cho trẻ?

Bà Nguyễn Thu Trà – Phó Phòng Giáo dục và đào tạo thành phố: Vào lớp 1 là bước ngoặt quan trọng đối với trẻ nên các nhà trường và phụ huynh cần chuẩn bị kỹ càng để bé khi bước vào môi trường học tập mới không bỡ ngỡ. Để thích ứng với việc học tập và những điều kiện mới tại trường phổ thông, trẻ cần được chuẩn bị sẵn sàng về mọi phương diện như: thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - kĩ năng xã hội, thẩm mĩ và các kĩ năng thích ứng với việc học tập. Vì vậy các bậc phụ huynh chỉ nên cho con làm quen với chữ cái, con số là đủ. Bên cạnh đó, cha mẹ nên trang bị nhiều hơn về tâm lý, các kỹ năng tự phục vụ bản thân, hòa nhập tập thể để sẵn sàng bước vào môi trường học tập mới.  Cùng với đó, các bậc phụ huynh cần tạo cho bé một tâm lí tốt bằng những lời tâm sự gần gũi, hỗ trợ con sẵn sàng hòa nhập với môi trường học tập mới bằng cách dành nhiều thời gian hơn để chia sẻ với con, chuẩn bị tâm lý giúp bé tin tưởng vào khả năng của mình, tạo cơ hội cho bé được đi tham quan trường tiểu học giúp con làm quen dần với môi trường mới. Không nên tạo áp lực học tập cho bé mà hãy luôn là những “người bạn” đồng hành cùng với con, lắng nghe con để bé cảm thấy yên tâm và vững tin bước vào lớp 1.

PV: Xin cảm ơn bà về cuộc trao đổi !

 

Ngọc Hà – Tiến Dũng
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...