Độc đáo kiến trúc đình Lâu Thượng
Cập nhật ngày: 04/04/2017 14:36
Đình Lâu Thượng thuộc xã Trưng Vương - thành phố Việt Trì. Tương truyền đây là lầu ở của các Mị Nương, nơi các nàng dạy dân cách trồng dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa. Đình thờ Tứ Vị Đại Vương là: Cao Sơn Đại Vương, Quý Minh Đại Vương, Hai Bà Trưng và Thành Hoàng làng là Lý Hồng Liên người có công dạy học, khai dân lập ấp.

 

Đình Lâu Thượng nằm trên khu đất cao bằng phẳng thuộc xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì. Theo những người dân sinh sống ở nơi đây thì trước đây làng Lâu Thượng chỉ có một ngôi đình được xây dựng từ thế kỷ thứ XV (đình Lâu Thượng, hay còn gọi là đình Ngoại). Tuy nhiên, do người dân ở Lâu Thượng ngày càng đông đúc, để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, hội họp việc làng, nhân dân đã xây thêm một ngôi đình nữa là đình Nội và đều thờ chung Tứ Vị Đại Vương.

 

Đình Lâu Thượng là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Bước vào ngôi Đình, du khách tham quan đều cảm nhận được những kiến trúc cổ kính. Từ ngoài nhìn vào ta thấy các đầu đao vút lên thanh thoát, có họa tiết trang trí rất công phu; trên đỉnh nóc là đôi rồng chầu mặt nhật. Đình có kiến trúc chữ Đinh (J), gồm đại bái 5 gian, 2 dĩ, hậu cung 3 gian. Toàn bộ đình có 60 cột cái lớn có đường kính 0,75m liên kết với các xà ngang, dọc tạo thành bộ khung có kết cấu chắc chắn hình tứ trụ lũng thuyền. Hậu cung có kết cấu độc đáo, được chạm khắc tinh xảo. Trên khoảng xà thượng là lưỡng long chầu nguyệt với bố cục chặt chẽ, kết hợp hài hoà giữa đường nét và hình khối hình rồng quyện vào mây, được chạm khắc theo phong cách thời Nguyễn sớm. Phía dưới cái đầu là hai đầu dư chạm khắc công phu. Khoảng xà hạ chạm Long vân giống như các bức chạm ngoài đại bái. Xà nách chạm tứ linh. Góc bẩy chạm hình phượng. Hậu cung là đặc trưng cho sự giao thoa giữa hai phong cách nghệ thuật thời Lê - Nguyễn thể hiện sự sáng tạo của các nghệ nhân hai thời kỳ đó cùng chung sức để lại cho hậu thế một tác phẩm trạm khắc kiến trúc hoàn chỉnh.

 

 Đình Lâu Thượng hiện lưu giữ được một số hiện vật có giá trị như 4 cỗ ngai và bài vị sơn son thếp vàng được gia công từ thời Nguyễn đặt tại khám thờ chính. Toàn bộ gian giữa hậu cung được dành làm khám thờ. Kết cấu chính được sàm đóng với bốn cột mái, phía ngoài là cửa khám chạm trổ tinh vi sơn son thếp vàng. Phía ngoài cửa cấm trên ban thờ cũng có tượng Hai Bà Trưng, tượng tạc trong tư thế ngồi. Đình cũng giữ được một cỗ kiệu bát cống khám mui luyện sơn son thếp vàng đục chạm tinh xảo theo phong cách thời hậu Lê...

 

Đối với mỗi người dân làng Lâu Thượng, ngày mồng 8, 9 tháng Giêng hằng năm luôn được coi là ngày hội làng bởi vào những ngày này, hầu như mọi người dân trong làng đều tập trung tại Đình Lâu Thượng để thực hiện các nghi lễ cúng tế và tham gia các hoạt động văn hóa thể thao dân gian. Vào ngày mồng 9 tháng Giêng nhân dân tổ chức lễ hội, rước kiệu từ Đình Ngoại vào Đình Nội tế lễ, sau đó rước kiệu ra trước miếu của Đình Ngoại và tiếp tục làm lễ tế. Lễ hội của làng Lâu Thượng được duy trì hằng năm có ý nghĩa lớn trong việc kết nối cộng đồng và giáo dục truyền thống yêu nước của dân tộc.

 

Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước nhằm gìn giữ và bảo tồn di tích lịch sử văn hoá, cả hai đình ở Lâu Thượng đã được tôn tạo và tu bổ với tổng kinh phí hàng tỷ đồng. Các hạng mục công trình, các bức chạm khắc được thay thế phục chế theo phong cách kiến trúc thời Lê. Cùng đó, đình Lâu Thượng đã nhận được sự giúp đỡ về vật chất của các tổ chức xã hội, các nhà hảo tâm và con em quê hương cung tiến cho đình các đồ khí tế như: Kiệu, chiêng, trống, bát bửu, trang phục...

 

Ông Lưu Tuấn Khanh - Trưởng tiểu ban nghi lễ đình Lâu Thượng cho biết: Để lễ hội đúng với truyền thống xưa, lãnh đạo các cấp của tỉnh đã cùng với nhiều cơ quan đơn vị tiến hành tìm hiểu, tra cứu tư liệu cổ để phục dựng lại các nghi lễ rước kiệu cúng tế, các trò chơi dân gian trong lễ hội. Tuy nhiên tùy theo điều kiện từng năm của địa phương để tổ chức hoặc không tổ chức rước kiệu. Trước ngày diễn ra hội chính, nhiều hoạt động giao lưu thể dục thể thao giữa các khu dân cư trong xã đã diễn ra. Các hoạt động đều được bà con nhân dân trong xã hăng hái tham gia và thông quá đó đã góp phần động viên bà con nhân dân hăng hái lao động sản xuất, phát huy truyền thống đoàn kết… đồng thời góp phần gìn giữ và phát huy di sản văn hóa của đất Tổ. 

Nguồn PhuthoPortal
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...