Mặc dù trên địa bàn thành phố hiện đã có rất nhiều chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng nhưng nhiều người dân trên địa bàn thành phố vẫn giữ thói quen đi chợ phiên. Những phiên chợ chỉ họp vào một số ngày nhất định trong tháng với những sản phẩm đặc trưng đã tạo nên nét văn hóa cổ truyền độc đáo cho thành phố đô thị loại I trực thuộc tỉnh.

Chị Trần Thị Vang – người gốc Lập Thạch, Vĩnh Phúc về làm dâu tại xã Thụy Vân – thành phố Việt Trì đã 6 năm nay. Bao năm rồi vẫn vậy, chị Vang vẫn giữ thói quen dậy sớm để đi chợ phiên. Chị Vang cho biết: Chợ cóc ở gần nhà cũng có nhưng mình vẫn thích đi chợ phiên hơn, việc này như một thói quen vậy. Chợ phiên có đủ thứ, từ hàng khô đến hàng thô, giá cả lại rẻ, dễ mua hơn. Chị Vang không biết chợ phiên Thụy Vân có từ bao giờ, chỉ biết chợ họp vào ngày 1, 6, 11, 16, 21 và 26 âm lịch hàng tháng. Chợ Thụy Vân hiện không có phiên xép mà chỉ có phiên chính.

Ở thành phố Việt Trì, chợ phiên không chỉ có ở những xã vùng ven, những nơi còn mang đậm chất thôn quê, mà ngay ở phường trung tâm thành phố cũng có. Bà Hoàng Thị Thảo – một tiểu thương đã bán hàng ở chợ Nú (phường Minh Nông) gần 20 năm chia sẻ: Sản phẩm chính là những chiếc nón của quê hương Sai Nga, huyện Cẩm Khê. Dù vẫn thường buôn bán ở khắp các chợ, nhưng chợ quê hay những phiên chợ phiên vẫn thu hút bà hơn cả.

Cũng như các chợ thường, chợ phiên buôn bán đủ các loại hàng hóa, phục vụ nhu cầu mua sắm của người dân. Tuy nhiên, ở chợ phiên có những sản phẩm hàng hóa đặc trưng riêng có, mà thường là những đặc sản của địa phương, của các vùng miền gần kề, là các sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp do chính những người dân trong vùng làm ra. Và đặc biệt, giá thành ở đây cũng rẻ hơn so với các chợ họp hàng ngày… Ngày nay, khi xã hội càng phát triển, chợ phiên cũng có nhiều thay đổi. Để lưu giữ, duy trì nét đẹp truyền thống, bản sắc văn hóa của các phiên chợ, chính quyền các địa phương đã những có định hướng trong công tác quản lý, cùng nhiều giải pháp sát thực. Ông Nguyễn Tiến Đức – Chủ tịch UBND xã Hùng Lô, thành phố Việt Trì cho biết: Chợ Xốm – Hùng Lô hiện nay đang duy trì rất tốt về những mặt hàng sản phẩm truyền thống, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cũng được địa phương quản lý chặt chẽ. Hiện nay, ngoài hoạt động của ban quản lý chợ ra, chính quyền địa phương dự kiến sẽ tiến hành cải tạo, nâng cấp, sắp xếp, bố trí lại các gian hàng để đảm bảo sự tinh gon, sạch sẽ cho khu chợ.

Tồn tại qua hàng trăm năm, các phiên chợ giờ đây không chỉ là kỷ niệm của quá khứ mà còn thể hiện nét đẹp truyền thống của dân tộc. Vì vậy, việc giữ gìn những phiên chợ giữa lòng thành phố là điều rất cần thiết, nhất là khi Việt Trì đang trong lộ trình xây dựng thành phố trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam./.

Thùy Dung – Tiến Dũng
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...