ĐÌNH BẢO ĐÀ
Cập nhật ngày: 12/12/2022 13:34
Ngọc phả cổ lục còn lưu giữ tại đình: Đình Bảo Đà thờ Tam vị Đại vương Thượng Đẳng Thần vì vậy đền thờ có tên chữ là "Thượng Đẳng Từ". "Thượng Đẳng Từ" là tên chữ, nhân dân thường gọi là Đình Bảo Đà. Sử liệu còn ghi lại: Đình Bảo Đà là địa phận của trang Bảo Đà cung Bảo Quế thuộc vùng Kinh Đô Văn Lang thời Hùng Vương.

Ngọc phả ghi chép nhiều về truyền thuyết lịch sử Hùng Vương và Tản Viên Sơn Thánh (tương truyền Sơn Thánh được Thái Bạch thần linh cho gậy Linh Trượng và Đế Quân Thủy cho Thần Thư sách ước). Truyền thuyết kể lại rằng: vào thời Hùng Vương thứ XVIII, Hùng Duệ Vương và Sơn Thánh hưởng trị thái bình, dạo chơi khắp nơi trên đất nước để thưởng thức gió, trăng, mây trắng, trời hồng, cửa Thần Phù, núi Yên Tử... Đường qua trang Bảo Đà, huyện Phù Khang, phủ Tam Đái thấy đây là miền địa linh có đất bồi, có long hổ bao quanh, nước trong, phong quang thắng cảnh liền cho Tả Kiên Thần là Cao Sơn và Hữu Kiên Thần là Quý Minh đến ở.

          Đây là vùng đất cổ, ở giai đoạn thứ nhất trong tiến trình phát triển làng Việt còn gọi là Kẻ, kèm với một tên nôm thuần Việt một âm tiết. Làng Bảo Đà chỉ một tên chữ Hán Việt có từ thời Vua Hùng cùng thời ấy còn gọi là Kẻ Già, như là Kẻ Giậu, Kẻ Quýt.

          Đình Bảo Đà xây lúc đầu ở khu đất thấp có năm bị ngập lụt. Do yếu tố thiên nhiên, địa lý....nhân dân đã chuyển đình từ Đồng Vồi lên xây dựng tại khu đất mới do Cụ Hậu cung tiến và tồn tại cho đến ngày nay.

          Hiện nay, đình Bảo Đà thuộc khu Bảo Đà, phường Dữu Lâu, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Đình được công nhận di tích Lịch sử - Văn hóa cấp Quốc gia theo quyết định số 937/QĐ-BT ngày 23/7/1993 của Bộ Văn hóa - Thông tin. Đình được xây dựng cách đây gần 300 năm, có tổng diện tích là 4.347m2, trong đó khuôn viên đình có tường rào bao quanh rộng 2.800m2.

          Đình Bảo Đà kiến trúc theo kiểu chữ Đinh. Đình quay về hướng Tây Nam, phía trước đình là một ao rộng. Hai bên cổng đình có hai cây phượng cổ thụ, cành lá xum xuê bóng mát. Cổng đình khá đẹp và kiến trúc quy mô, gồm có cổng chính và hai cổng phụ xây kiểu hai tầng tám mái, trên đỉnh hai cột đồng trụ cổng chính đắp quả dành lớn khiến cho cổng đình thêm đồ sộ và thu hút sự ngưỡng mộ của mọi người.

          Tòa Đại đình gồm ba gian dài 20,5m, rộng 17,5m (kể cả hậu cung) có mái đua chạy cả bốn phía để mở rộng không gian đình, đình với bốn đầu đao cong vút tạo cho dáng Đình thêm mềm mại song chắc khỏe. Bốn đầu đao là bốn đầu rồng đang trong tư thế vươn cao, nép bờ chảy là những con thú, con giống làm bằng đất luyện giấy bản, mật, vôi và mảnh sành sứ gắn vào thân mình do vậy rất chắc khỏe mà lại duyên dáng thanh thoát.

          Đình Bảo Đà thờ tam vị Đại Vương, là bộ tướng của Tản Viên Sơn Thánh, đã có công giúp Vua Hùng thứ 17 thống nhất đất nước là Cao Sơn Thánh Thần Đại Vương; Quý Minh Thánh Thần Đại Vương và Cương Trực Tướng quân Đại Vương. Đình được các vương triều phong sắc: Gia Long cửa niên, lục nguyệt, thập ngũ nhật (15/6/1810). Thiệu trị lục niên, thập nhất nguyệt, thập thất nhật (17/11/1846). Thiệu trị lục niên, thập nhị nguyệt, thập bát nhật (18/12/1846). Tự Đức tam thập niên, ngũ nguyệt, cửa nhật (09/5/1880). Đồng Khánh nhị niên, thất nguyệt, sơ nhất thập (01/7/1887). Duy Tân tam niên, bát nguyệt, thập nhất (11/8/1909).

          Nhân dân tôn thờ các thánh thần đại vương là Thành Hoàng làng.

          Đình Bảo Đà có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tâm linh của cư dân bản địa, đáp ứng những yêu cầu tín ngưỡng của nhiều tầng lớp người lao động. Vào những ngày mồng một, ngày rằm hay vào những ngày lễ hội cổ truyền nhân dân bản hương, các làng lân cận và khách thập phương không chỉ đến chiêm bái một cõi tâm linh, tôn nghiêm và linh thương mà còn thể hiện tấm lòng thành kính, tri ân các bậc tiên liệt có công với dân, với nước. Ai cũng cầu mong các bậc thánh thần linh ứng ban cho quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, nhân khang vật thịnh, con cháu học hành giỏi giang thành đạt, công việc thông hanh may mắn, đem lại những phút thư thái thanh nhàn, vợi bớt nỗi lo toan, nhọc nhằn thường nhật về vật chất và tinh thần hướng tới cái Chân - Thiện - Mỹ.

          Đình Bảo Đà là một kho báu có giá trị cao về lịch sử kiến trúc cuối thời Lê đầu thời Nguyễn và là một bảo tàng cổ vật có giá trị về mỹ thuật cổ dân gian.

          Đường đi đến di tích:

          - Đường bộ: Theo quốc lộ 2 đến ngã 4 Gia Cẩm đi theo đường Trần Phú, rẽ vào đường UBND phường Dữu Lâu khoảng gần 1km là tới di tích.

          - Đường sắt: khách đi xe tàu lửa tới Ga Việt Trì đi ngược tới ngã tư Gia Cẩm, đi vào đường Trần Phú và đi theo chỉ dẫn đường bộ sẽ đến di tích.

          - Đường thủy: Theo sông Lô đến bến phà Đức Bác - Dữu Lâu đi theo đường Trần Phú 1km tới đường rẽ vào UBND phường Dữu Lâu đi tiếp 1km là tới Đình./.

Các tin khác:
ĐÌNH THÉT (16/12/2022 08:59)
ĐÌNH LÀNG THƯỢNG (16/12/2022 08:54)
ĐÌNH LÀNG HẠ (16/12/2022 07:51)
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...