Đền Hùng những ngày này trở nên vắng vẻ, khác với không khí tưng bừng của những năm trước do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, đây là tín hiệu tích cực thể hiện sự chung tay của đồng bào cả nước cùng với nhân dân tỉnh Phú Thọ thực hiện các biện pháp phòng chống để đẩy lùi dịch bệnh. Với trách nhiệm của người con trưởng được giao trọng trách trông coi Lăng Miếu Tổ Tiên, những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã không ngừng quan tâm đầu tư, tôn tạo, xây dựng Khu Di tích Đền Hùng ngày càng tôn nghiêm, khang trang hơn, là nơi để hằng năm con cháu Lạc Hồng khắp mọi miền trong và ngoài nước về thờ phụng tiên tổ.

Cầu đi bộ Mai An Tiêm vừa được khánh thành đúng dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 trở thành một trong những điểm nhấn về cảnh quan trong quần thể Khu Di tich lịch sử Đền Hùng, nối liền khu vực ngã 5 Đền Giếng với khu vực cảnh quan dưới chân núi Nón và khu dịch vụ Mai An Tiêm. Công trình do Tập đoàn sông Hồng Thủ đô tài trợ xây dựng với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng được lát đá tự nhiên chống trơn kết hợp hài hòa các tiểu cảnh và hệ thống điện chiếu sáng sẽ trở thành điểm “check-in” không thể bỏ qua đối với du khách, đặc biệt là lớp trẻ khi về thăm Đền Hùng.

Tại khu vực thi công đồi Phú Bùng nằm kề trục sân hành lễ với diện tích gần 6ha, sau hơn 2 tháng thi công, đặc biệt là nhờ làm tốt công tác giải phóng mặt bằng, di dời các hộ dân, san gạt mặt bằng và cải tạo lòng hồ nước đã tạo không gian thông thoáng cho trục hành lễ và tổng thể Khu di tích. Thời gian tới, khi công trình hoàn thành sẽ là nơi tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ và quy hoạch các gian trưng bày, giới thiệu sản phẩm đặc trưng của các địa phương trong và ngoài tỉnh phục vụ Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm.

Là điểm hội tụ tinh thần đại đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, Di tích lịch sử Ðền Hùng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm một cách toàn diện, thể hiện qua các chủ trương, chính sách và các văn bản về công tác quản lý, bảo vệ, đầu tư tôn tạo xây dựng và tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng hằng năm. Trong đó, đáng chú ý là năm 2004, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển Khu Di tích lịch sử Đền Hùng đến năm 2015. Năm 2005, Đền Tổ mẫu Âu Cơ được khánh thành trên đỉnh núi Vặn. Năm 2009, Đền Quốc tổ Lạc Long Quân được khánh thành trên đồi Sim. Gần đây nhất vào năm 2017, Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu Di tích lịch sử Đền Hùng, tỉnh Phú Thọ đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là cơ sở để đẩy mạnh thực hiện công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của Đền Hùng, xứng đáng là nơi linh thiêng thờ tự các bậc tiền nhân có công dựng nước.

Được sự quan tâm đầu tư của Nhà nước, của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong tỉnh, công tác tu bổ, tôn tạo và xây dựng các công trình trong di tích ngày càng được mở rộng và phát huy hiệu quả. Toàn bộ khu I gồm có các công trình kiến trúc cổ trên núi Hùng, đó là: Đền Thượng, Lăng Hùng Vương, Đền Trung, Đền Hạ, chùa Thiên Quang, Gác chuông, Bảo tháp, Cột đá thề, Đền Giếng và rừng nguyên sinh được bảo vệ nghiêm ngặt và được tu bổ đồng bộ, khang trang bằng các vật liệu bền vững nhưng vẫn giữ được kiểu dáng kiến trúc cổ kính. Các đồ thờ tự, hoành phi, câu đối được khôi phục bổ sung. Khu sân vườn các đền được cải tạo, hệ thống đường hành hương, tại Khu di tích được sửa chữa nâng cấp, trồng bổ sung các loại cây bản địa và các lớp thảm thực vật tạo cảnh quan môi trường xanh, sạch, đẹp và trang nghiêm hơn.

Ông Lê Trường Giang - Giám đốc Khu Di tích lịch sử Đền Hùng cho biết: Trong 5 năm gần đây, với hơn 351 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước và công đức của các tổ chức, cá nhân, Khu di tích đã tổ chức lập, trình thẩm định phê duyệt và triển khai thực hiện hơn chục công trình, dự án thuộc các nhóm dự án thành phần trong quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đặc biệt, một số công trình được xây dựng từ nguồn vốn xã hội hóa đã góp phần làm cho diện mạo Di tích ngày càng uy linh, sạch đẹp. Tiêu biểu trong đó có hạng mục công trình tu bổ tôn tạo Chùa Thiên Quang và khu vực Đền Hạ do thành phố Hà Nội và Tập đoàn Him Lam công đức; công trình Cổng vào Khu trung tâm lễ hội Đền Hùng từ nguồn ủng hộ của Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam; công trình cải tạo hệ thống đường, bậc lên xuống các đền tại núi Nghĩa Lĩnh do các tỉnh Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu đóng góp với chiều dài 600m. Gần đây nhất là công trình cải tạo, chỉnh trang diện mạo khu vực ngã 5 Đền Giếng với tổng nguồn vốn đầu tư hơn 30 tỷ đồng do Công ty cổ phần Asia SlipForm công đức, đầu tư toàn bộ; xây dựng mới gần 50 gian ki ốt bán hàng; cải tạo, mở rộng bãi đỗ xe số 1 với quy mô khoảng 7,3ha.

Bên cạnh đó, để phục vụ dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020, Ngân hàng Công thương chi nhánh tỉnh Phú Thọ đã ủng hộ trên 2 tỷ đồng để lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng tại cổng chính Khu Di tích lịch sử Đền Hùng. Khu di tích tiến hành cải tạo chống thấm dột tại đền thờ Tổ Mẫu Âu Cơ, đền Quốc Tổ Lạc Long Quân, đền Giếng với tổng số tiền xã hội hóa trên 2 tỷ đồng. Tiến hành chỉnh trang cảnh quan khu vực sân trung tâm lễ hội, sắp xếp lại hệ thống cây xanh, bồn hoa, tạo cảnh quan xanh - sạch - đẹp cho Khu di tích.

Việc chính quyền, người dân cũng như cộng đồng doanh nghiệp tham gia trực tiếp vào quá trình xây dựng hạ tầng Khu di tích đã thể hiện đạo lý truyền thống hướng về nguồn cội dân tộc, phát huy sức mạnh đại đoàn kết, góp phần để Đền Hùng ngày càng xanh, sạch, đẹp và trang nghiêm hơn.

Do diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19, Giỗ Tổ Hùng Vương năm Canh Tý 2020 chỉ tổ chức phần lễ, không tổ chức phần hội. Mặc dù phải điều chỉnh nhiều nội dung, chương trình, song tỉnh Phú Thọ đã và đang thực hiện tốt công tác chuẩn bị đảm bảo tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương trang nghiêm, thành kính, đồng thời triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 theo đúng quy định.

 

Theo PhuthoPortal
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Thông Báo
Điều chỉnh một số hoạt động Tết Trung thu năm 2024
Do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và việc khắc phục hậu quả sau mưa bão, cũng như chia sẻ khó khăn với các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề sau cơn bão. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Việt Trì yêu cầu các Cơ quan, đơn vị, Ủy ban nhân dân...
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...