Cập nhật ngày: 26/11/2016 15:17
Tại buổi khảo sát, các thành viên đã cùng bàn thảo những vấn đề xoay quanh việc tiến hành các nghi thức truyền thống trong Lễ hội “Vua Hùng dạy dân trồng lúa” như: Thực trạng di tích Tịch điền hiện nay và các di tích liên quan đến lễ hội; nét đặc trưng của lễ hội Tịch điền vùng Đất Tổ Vua Hùng; việc tổ chức lễ hội được nhân dân địa phương qua các thời kỳ thực hiện như thế nào; những tích được tái hiện lại trong phần lễ; các trò chơi dân gian được tổ chức trong phần hội; thời gian trong năm người dân địa phương thường tổ chức lễ hội… để sát thực nhất với những truyền thuyết đã kể lại từ thời Hùng Vương.
Kết thúc buổi làm việc, lãnh đạo thành phố Việt Trì và các Giáo sư đến từ Viện văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam đã tiếp thu những ý kiến của lãnh đạo cấp ủy, chính quyền địa phương qua các thời kỳ cũng như các cụ cao niên đã chứng kiến và tham gia lễ hội “Vua Hùng dạy dân trồng lúa” những năm trước đây và mong muốn rằng, bằng việc ghi chép lại các ký ức của các cụ cao niên cũng như lãnh đạo địa phương qua các thời kỳ sẽ làm việc phục dựng lễ hội được chính xác nhất và góp phần quan trọng trong việc lập hồ sơ khoa học trình Bộ Văn hóa- thể thao và Du lịch xét duyệt là di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia với lễ hội “Vua Hùng dạy dân trồng lúa” tại Minh Nông - một dấu ấn quan trọng trong xây dựng thành phố Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam./.