Nhận thức đúng đắn ý nghĩa nhân văn của việc bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa để giáo dục truyền thống cho thế hệ hôm nay và mai sau, nhiều năm qua, Thành phố Việt Trì đã tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hệ thống các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể trên địa bàn. Nhiều di tích LSVH được lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp tỉnh. Nhiều công trình di tích lịch sử văn hóa, đền, chùa, miếu mạo liên quan đến đời sống văn hóa tâm linh của nhân dân được trùng tu, tôn tạo, được bảo vệ và khai thác hiệu quả.

       Trên địa bàn thành phố hiện có 92 di tích lịch sử văn hóa; trong đó Khu di tích lịch sử Đền Hùng được xếp hạng đặc biệt quốc gia; 13 di tích lịch sử được xếp hạng cấp Quốc gia, 39 di tích được xếp hạng cấp tỉnh, 9 lễ hội truyền thống là loại hình văn hóa dân gian đặc sắc như lễ hội bơi chải, lễ hội cướp bông ném chài, nghệ thuật trình diễn hát Xoan….. tiêu biểu cho các loại hình văn hóa dân gian phi vật thể vùng Đất Tổ. Đặc biệt, “Hát Xoan”  được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

        Để phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn thành phố Việt Trì, công tác tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao nhận thức của các cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân về vai trò, vị trí của di sản văn hóa trong đời sống xã hội nói chung và trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội nói riêng đã được thành phố quan tâm, đẩy mạnh thông qua tổ chức các hội nghị tập huấn quản lý nhà nước về công tác bảo tồn di sản văn hóa, xuất bản các ấn phẩm chuyên đề, tổ chức các đợt khảo sát, đánh giá hiện trạng di tích.

        Công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo các di sản văn hóa vật thể và phục dựng các di sản văn hóa phi vật thể ngày càng được quan tâm, đầu tư với phương châm “Nhà nước và nhân dân cùng làm”. Giai đoạn 2010- 2015, trên địa bàn thành phố đã có 25 di tích lịch sử văn hóa được tu bổ, tôn tạo với tổng kinh phí đầu tư trên 30 tỷ đồng; Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức phục dựng một số lễ hội truyền thống tiêu biểu như: Lễ hội rước Chúa gái- Hy Cương, lễ hội Rước Ông Khiu, Bà Khiu- Thanh Đình, lễ hội Hát Xoan- An Thái, Kim Đức…Các hoạt động trên đã góp phần quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn thành phố Việt Trì; kết hợp giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với các họat động du lịch, dịch vụ; từng bước chuẩn hóa các nghi thức lễ và các họat động hội để đưa vào tổ chức thực hiện. Tính riêng năm 2016, Việt Trì có 10 di tích lịch sử văn hoá làm thủ tục trình các cấp tu bổ, tôn tạo bao gồm: đình Hùng Lô- xã Hùng Lô; đình Hương Trầm- phường Dữu Lâu; đền chùa Tam Giang, đền Thượng Thọ- phường Bạch Hạc; đình Nỗ Lực, chùa Long Kiều, chùa Phúc Lâm- xã Thụy Vân; đình Chàng Nam- phường Thanh Miếu; đình Phượng An- xã Phượng Lâu; khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh, đình Thượng- xã Chu Hóa…..

        Tuy nhiên, trải qua những biến thiên của lịch sử, nhiều di tích lịch sử văn hóa, lễ hội đã bị mai một và không còn bảo lưu nguyên vẹn những giá trị gốc theo các cứ liệu lịch sử để lại; nhận thức của một bộ cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di tích trong công tác giáo dục truyền thống, phục vụ phát triển du lịch còn hạn chế dẫn tới chưa huy động được nguồn lực trong nhân dân tham gia đầu tư bảo tồn, tôn tạo di tích trong khi kinh phí nhà nước cấp cho công tác này đang ngày càng khó khăn .

        Bà Nguyễn Thị Thu Hiền – trưởng phòng VHTT thành phố cho biết:  Hiện nay, phòng đã tham mưu xây dựng bản đồ di sản văn hóa, bản đồ du lịch thành phố; phối hợp với các ngành, các xã, phường trên địa bàn thành phố và Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch tổ chức xây dựng kế hoạch phục dựng lễ hội Tịch Điền làng Lú - Minh Nông, lễ hội đánh Lốc- Dữu Lâu; tu bổ tôn tạo khu di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh xã Chu Hóa, tu bổ tôn tạo di tích đình Hùng Lô, phục dựng miếu Lang Liêu, vườn Trầu - Dữu Lâu; phát triển và nâng cao giá trị các hoạt động văn hóa dân gian; kết hợp giữa việc bảo tồn bản sắc văn hóa truyền thống gắn với các hoạt động du lịch, dịch vụ. Đặc biệt là lồng ghép công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di tích lịch sử - văn hóa với các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn các xã, phường theo hướng nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.

        Về nguồn vốn đầu tư tôn tạo các di tích, bà Hiền cho biết: Ngoài nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, vốn tài trợ từ các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh thì nguồn lực trong cộng đồng dân cư, nhất là nhân dân địa phương đặc biệt quan trọng. Thành phố sẽ khen thưởng xứng đáng những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đóng góp tích cực đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di tích. 

Thu Phương
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...