Người “gom gió”
Cập nhật ngày: 18/04/2019 11:08
Trong nhịp sống hối hả, mỗi người đều tìm, lựa chọn cho mình một con đường mưu sinh. Mỗi công việc đều làm nên những giá trị của mỗi con người gắn với nghề nghiệp đó. “Gom gió quá khứ” - một nghề tưởng chừng như bình dị, giản đơn nhưng lại có ý nghĩa không chỉ giúp nối quá khứ với hiện tại mà còn phục vụ cho đời sống thường ngày của chúng ta.

Nếu những ai từng là những người quan tâm, chăm lo đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày, nhất là đối với những đồ dùng trong gia đình thì chắc hẳn cũng biết đến những người sửa chữa đồ gia dụng. Chợ Trung tâm Việt Trì cũng là một địa chỉ được nhiều người biết đến với dãy sửa chữa đồ gia dụng uy tín, trong đó có những người làm nghề sửa chữa quạt gắn bó với gia đình họ qua nhiều đời và tồn tại từ hàng chục năm nay…

Mới đầu hè nhưng thời tiết khá oi ả, đây cũng là thời điểm gia đình anh Nguyễn Tuấn Khanh và chị Nguyễn Thị Lân (chủ cửa hàng sửa chữa đồ gia dụng Khanh Lân) bận rộn với khách hàng. Trong không gian cửa hàng chỉ chừng hơn chục mét vuông đủ để chứa những thiết bị máy móc, vật liệu và những chiếc quạt đã cũ xếp hàng chờ đến lượt sửa chữa, miệng nói cười, trò chuyện với chúng tôi nhưng tay mắt anh chị vẫn không rời những chiếc quạt cần sửa chữa để kịp trả cho khách. Anh Khanh năm nay 36 tuổi nhưng có tới hơn 20 năm gắn bó với nghề sửa quạt điện. Anh sinh ra trong gia đình có bố làm nghề sửa chữa đồ điện gia dụng. Từ khi còn nhỏ, anh thường thích theo bố ra cửa hàng xem sửa chữa đồ điện gia dụng cho khách. Lên 16 tuổi anh đã biết chữa một số “bệnh” đơn giản của quạt điện và mong muốn lớn lên sẽ được theo nghề của bố. Vì thế anh đã tham gia học chuyên ngành điện tử điện cơ tại Trường Cao đẳng nghề Phú Thọ. Sau khi ra trường, anh đã kế nghiệp bố tại cửa hàng ông đã từng làm nghề.

Khi lập gia đình, vợ anh chị Lân mặc dù là phụ nữ “chân yếu tay mềm” cũng có nhiều ước mơ làm những nghề phù hợp với phụ nữ hơn, song vì muốn vợ chồng cùng tập trung làm dịch vụ nên chị cũng quyết định đi học tại trường chồng chị từng học. Chị chia sẻ: “Ban đầu chưa quen, công việc này thực sự khó khăn với phụ nữ. Nhưng thấy chồng và gia đình nhà chồng say nghề, ngày ngày miệt mài với công việc sửa chữa điện tử, điện cơ, nhất là quạt điện mình cũng cảm thấy dần yêu nghề và giỏi nghề”. Do tính chất công việc cần sự miệt mài, tỉ mỉ dường như cũng khiến cho tính cách người thợ sửa chữa quạt trở nên trầm tĩnh. Quan sát anh Khanh làm việc, từng động tác theo đúng quy trình tháo dỡ, kiểm tra, “bắt bệnh”, tiến hành sửa chữa rồi lắp vào khi sửa xong mới thấy công việc tưởng chừng đơn giản nhưng lại khá phức tạp bởi các chi tiết nhỏ từ những vi mạch, con ốc vít cho tới các bộ phận trục, lồng, chân, đế quạt… Anh cho biết: “Tùy từng lỗi hỏng của quạt mà thời gian sửa nhanh hay chậm, có những chiếc quạt hỏng nhẹ thì chỉ cần vài phút là xong, còn hỏng nặng thì đến vài tiếng đồng hồ. Nhưng dù là quạt thời nào cách đây từ 30-40 năm hay là quạt sản xuất những năm gần đây thì vợ chồng tôi cũng đều cố gắng sửa bằng được cho khách”. Trả công cho sự làm nghề tâm huyết, say mê, trách nhiệm chính là thành quả của anh chị khi được khách hàng tín nhiệm và ủng hộ. Cần mẫn “góp gió thành bão”, cửa hàng sửa chữa điện tử, điện cơ nhỏ xinh của anh chị Khanh Lân cũng đã mang lại thu nhập trung bình 15-20 triệu đồng/tháng đủ để nuôi 3 con ăn học và trang trải cuộc sống gia đình.

Không chỉ những gia đình, những cặp vợ chồng như anh chị Khanh Lân, mà nghề sửa quạt điện nói riêng, sửa chữa điện tử, điện cơ nói chung cũng thu hút, tạo việc làm cho nhiều bạn trẻ. Cùng sát cửa hàng với anh chị Khanh Lân, còn có các bạn tuổi đời rất trẻ cũng đang theo nghề sửa chữa quạt điện, các loại đồ dùng gia dụng, điện tử, điện cơ tại cửa hàng Mạnh Hùng. Dù tuổi đời và kinh nghiệm chưa nhiều, nhưng bằng sức trẻ, sự tâm huyết, yêu nghề cũng đã làm nên thành công bước đầu cho các em ở mức lương từ 5-6 triệu/tháng. Với những người thế hệ trước, họ mang quạt điện đi sửa vì muốn gìn giữ, trân trọng kỉ niệm đã từng gắn bó với cuộc sống của họ trong quá khứ với các “thương hiệu” quạt điện Tai Voi của Liên Xô, Hoa Sen (cánh sắt), Thiên Nga… Còn ngày nay, nhiều người mang quạt điện đi sửa chữa, với nhiều chủng loại, quạt hơi nước, quạt tích điện, quạt phun sương, quạt điều hòa… để mong tận dụng được sức bền của đồ dùng trong gia đình cùng với thời gian.

Từ công việc rất mộc mạc, lấm lem đời thường nhưng qua câu chuyện của những người làm nghề “gom gió quá khứ” đã cho chúng ta một góc nhìn về một nghề, tuy mộc mạc, giản dị nhưng lại có ý nghĩa về vật chất cũng như tinh thần, để mỗi chúng ta cảm thấy trân quý hơn những con người bình dị gắn với những nghề không chỉ mưu sinh mà còn có ích cho đời.

 

 

PTĐT
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...