Đền Hùng - Nơi cội nguồn dân tộc
Cập nhật ngày: 02/04/2020 15:48
Đền Hùng là Khu Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nằm trên núi Nghĩa Lĩnh, xã Hy Cương, thành phố Việt Trì- nơi cội nguồn của dân tộc Việt Nam. Nơi đây có địa thế cao hùng vĩ, đất đầy khí thiêng của sơn thuỷ hội tụ, là nơi thờ cúng các Vua Hùng đã có công dựng nước, Tổ tiên của dân tộc Việt Nam.

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, cảnh quan Đền Hùng luôn được các thế hệ “con Lạc, cháu Hồng” gìn giữ và thường xuyên tu bổ, tôn tạo nhưng vẫn giữ được nét cổ kính, tôn nghiêm tại các công trình trong quần thể Khu Di tích.

Cổng Đền được xây dựng vào năm Khải Định thứ 2 (1917). Trên cổng có đề bức đại tự: “Cao sơn cảnh hành”. Tương truyền Đền Hạ là nơi, Mẹ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, sau nở thành 100 người con trai, nguồn gốc “đồng bào” (cùng bọc) được bắt nguồn từ đây. Dấu tích giếng “Mắt Rồng” là nơi Mẹ Âu Cơ ấp trứng nay vẫn còn ở phía sau Đền.

Cạnh Đền Hạ là Thiên quang thiền tự. Chùa được xây theo kiểu nội công ngoại quốc. Các tòa được làm theo kiểu cột trụ, quá giang gối đầu vào cột xây, kèo suốt. Mái chùa được lập ngói mũi, đầu đao cong. Bờ nóc tiền đường đắp lưỡng long chầu nguyệt. Tương truyền, Đền Trung là nơi các Vua Hùng cùng các Lạc hầu, Lạc tướng du ngoạn ngắm cảnh thiên nhiên và họp bàn việc nước. Nơi đây Vua Hùng thứ 6 đã nhường ngôi cho Lang Liêu - người con hiếu thảo vì đã có công làm ra bánh chưng, bánh giầy.

Đền Thượng có tên chữ là “Kính thiên lĩnh điện” (Điện cầu trời) còn có tên là “Cửu trùng tiên điện” (Điện giữa chín tầng mây). Trong Đền Thượng có bức đại tự đề “Nam Việt triệu tổ” (Tổ khai sáng nước Việt Nam). Đền được làm kiểu chữ Vương.

Lăng Hùng Vương tương truyền là mộ của Vua Hùng thứ 6. Lăng mộ nằm ở phía đông Đền Thượng, có vị trí đầu đội sơn, chân đạp thủy, mặt quay theo hướng Đông Nam.

Đền Giếng là nơi thờ hai công chúa Tiên Dung và Ngọc Hoa (con gái của Vua Hùng thứ 18). Hai bà có công dạy dân trồng lúa nước và trị thuỷ nên được nhân dân lập đền thờ phụng muôn đời. Đền được xây dựng vào thế kỷ XVIII.

Đền thờ Đức Quốc Tổ Lạc Long Quân được xây dựng trên núi Sim trong quần thể Di tích lịch sử Đền Hùng được khánh thành vào  Giỗ Tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng năm Kỷ Sửu 2009.

Đền Tổ mẫu Âu Cơ được bắt đầu xây dựng trên núi Vặn vào năm 2001 và khánh thành tháng 12/2004, theo kiến trúc truyền thống với cột, xà, hoành, dui bằng gỗ lim, mái được lợp bằng ngói mũi hài, tường bằng gạch bát.

 

BPT
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Thành phố Việt Trì tăng cường quản lý nội quy Công viên Văn Lang.
Tăng cường công tác quản lý, đảm bảo mỹ quan, trật tự hồ Công viên Văn Lang, thành phố Việt Trì đang tổ chức các hoạt động kiểm tra, nhắc nhở nhằm ngăn chặn tình trạng câu cá của một số người dân.