Những ngày này, tại khắp các khu phố, xóm, ấp… của cả nước đang diễn ra Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư. Ngày hội không chỉ là dịp để mỗi người Việt Nam dù bất cứ ở hoàn cảnh nào, nghề nghiệp gì đều nhận thấy mình là con Lạc, cháu Hồng, mà còn là “chất keo” gắn kết, nhân lên sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

        Từ rất nhiều năm nay, cứ vào dịp kỷ niệm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam (18/11), Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại được tổ chức sôi nổi, rộng khắp ở khu dân cư trên mọi miền Tổ quốc. Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc là dịp để cán bộ, nhân dân trong các khu dân cư ôn lại lịch sử, truyền thống vẻ vang của Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam, nay là MTTQ Việt Nam; khẳng định sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước; xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, thực hiện công cuộc đổi mới đất nước, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế hiện nay…

        Đáng chú ý, qua Ngày hội đã góp phần tuyên truyền cho nhân dân ở khu dân cư những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Đồng thời, đánh giá kết quả thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phát động đăng ký xây dựng các danh hiệu gia đình văn hóa, khu dân cư văn hóa và đề ra phương hướng, nhiệm vụ để thực hiện các cuộc vận động, các phong trào và thực hiện các quy định tại địa phương.

        Cũng tại Ngày hội, các khu dân cư tiến hành biểu dương, khen thưởng những tập thể, gia đình và cá nhân tiêu biểu trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tại khu dân cư được thực hiện trong năm qua. Tùy theo điều kiện, một số khu dân cư còn tổ chức “Bữa cơm đoàn kết” tạo không khí đoàn kết, ấm cúng. Đây là những công việc tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo ra bầu không khí vui tươi của Ngày hội.

        Từ đó, đã tạo thêm động lực để cổ vũ, động viên cho cá nhân và tập thể trong việc thực hiện các phong trào và quy định tại khu dân cư. Đây là hoạt động thiết thực khơi dậy truyền thống yêu nước, nâng cao vai trò của MTTQ Việt Nam trong thời kỳ mới; tăng cường, phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chung sức, đồng lòng đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị...Ngày hội còn là cầu nối để lãnh đạo Đảng, chính quyền, MTTQ các cấp trực tiếp gặp gỡ lắng nghe, đối thoại, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của quần chúng nhân dân; để mọi người hướng về người nghèo, chung tay ủng hộ Quỹ "Vì người nghèo”, thăm hỏi, động viên, tặng quà, trao nhà đại đoàn kết tặng người nghèo, gia đình có công với cách mạng…tạo động lực giúp họ vươn lên thoát nghèo bền vững, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc

        Tuy nhiên, cùng với những kết quả nêu trên thì chúng ta cũng phải thẳng thắn nhìn nhận rằng, ở một số nơi, việc tổ chức Ngày hội còn được triển khai hình thức, chủ yếu là phần phát biểu, báo cáo và tuyên dương, khen thưởng mà chưa thật sự tạo được không khí vui tươi, lan tỏa cho người dân. Ngoài phần lễ đơn điệu với các nghi thức như quy định, nhân dân ít tham gia đóng góp ý kiến; phần hội cũng chỉ sơ sài với vài tiết mục văn nghệ đơn giản, chưa tạo được không khí phấn khởi trong cộng đồng dân cư

        Bên cạnh đó, một số hoạt động quan trọng hướng tới Ngày hội được nhân dân quan tâm, mong muốn nhưng chưa được tổ chức hoặc tổ chức nhưng chưa thấu đáo, mang tính hình thức, hiệu quả thấp. Đáng chú ý là việc tổ chức các diễn đàn lắng nghe ý kiến nhân dân, đối thoại giữa nhân dân với lãnh đạo cấp ủy, chính quyền và hệ thống chính trị cơ sở chưa được thực hiện nghiêm túc…

        Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã xác định: Đại đoàn kết toàn dân tộc là đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam, là động lực và nguồn lực to lớn trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tiếp tục tăng cường quan hệ mật thiết giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước là góp phần quan trọng tạo sinh lực mới của khối đại đoàn kết toàn dân tộc… 

        Do đó, để củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết trong nhân dân, yếu tố quan trọng là phải tiếp tục thể chế hóa, cụ thể hóa các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng về đại đoàn kết toàn dân tộc. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, lấy người dân làm trung tâm; là "cầu nối" giữa Đảng với dân, bảo đảm “ý Đảng” luôn hợp với “lòng dân”.

        Muốn thế việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc ở cộng đồng cần được dựa trên cơ sở giải quyết hài hòa quan hệ lợi ích giữa các thành viên trong xã hội; phát huy dân chủ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Cùng với phát huy vai trò làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng, chỉnh đốn Đảng; xây dựng chính quyền, các tổ chức chính trị-xã hội trong sạch, vững mạnh… cần nâng cao hiệu quả thực chất hoạt động giám sát, phản biện xã hội của MTTQ, các tổ chức chính trị-xã hội, tăng cường tạo sự đồng thuận xã hội.

        Trong đó, đáng chú ý là việc huy động sức mạnh đại đoàn kết toàn dân trong thực hiện thành công các phong trào thi đua yêu nước, các cuộc vận động tiêu biểu như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” nay là “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, hoạt động vì người nghèo và công tác cứu trợ, cứu nạn...

        Có như vậy, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc tiếp tục được nhân lên và phát huy trong thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh./.

Ngọc Hà (BT)
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...