Bà Bùi Thị Kiều Nga sinh năm 1963, quê gốc ở làng An Thái, xã Phượng Lâu, Việt Trì. Là 1 người con của đất Xoan, ngay từ nhỏ bà đã được các thế hệ đo trước dạy cho các làn điệu xoan cổ của quê hương. Lớn lên, lấy chồng cũng về làng Xoan là phường Xoan Thét- xã Kim Đức càng làm cho bà có điều kiện phát triển khả năng hát xoan của mình.

        Ngay từ khi còn nhỏ, được học hát Xoan, bà Nga đã tích cực tham gia vào các buổi trình diễn hát Xoan trong ngày hội làng và tham gia biểu diễn hát Xoan tại các cửa đình của làng kết nước nghĩa với phường Xoan. Bản thân bà đã biểu diễn hát Xoan với vai trò là đào Xoan. Khi đã thành thục từng lời hát, điệu múa bà bắt đầu dạy cho các em, các cháu trong làng hát Xoan. Bà đã thuộc và hát được tất cả các chặng của hát Xoan, 14 quả cách và các làn điệu hát Xoan. Năm 1998, tỉnh Phú Thọ thành lập Câu lạc bộ hát Xoan, bà Nga tham gia với vai trò là đào Xoan. Năm 2006, tỉnh Phú Thọ tái lập phường Xoan Thét, Kim Đái và Phù Đức, bà tiếp tục tham gia phường Xoan Thét với vai trò là đào Xoan. Cùng với đó, bà vẫn tham gia trình diễn và truyền dạy hát Xoan cho nhiều thế hệ học trò. Đến nay nhiều học trò của bà đã trưởng thành, là hạt nhân quan trọng của nhiều phường Xoan. Năm 2015, bà Nga được phường Xoan Thét tín nhiệm cử làm Trưởng phường. Với vai trò là trưởng phường, bà luôn nêu cao vai trò, trách nhiệm trong công tác bảo tồn, gìn giữ, phát huy giá trị của hát Xoan, tích cực tổ chức cho phường Xoan hoạt động, tham gia các hoạt động trình diễn, tuyên truyền Hát Xoan của xã, thành phố và tỉnh. Bà vẫn cùng phường Xoan biểu diễn trong hội làng, tại các làng kết nước nghĩa, trong nhiều chương trình lớn của Trung ương và địa phương.

        Trong quá trình tỉnh Phú Thọ lập hồ sơ di sản đề nghị UNESCO công nhận Hát Xoan là di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp, và sau này là làm hồ sơ đề nghị công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại, bà Nga đã có nhiều đóng góp tích cực từ việc tổ chức cho phường Xoan biểu diễn theo nghi thức cổ, cung cấp những bài hát hát Xoan cổ, những tư liệu liên quan đến hát Xoan, các bài bản, lề lối trình diễn, phong tục cho các nhà nghiên cứu ghi chép, ghi hình, chụp ảnh đưa vào hồ sơ. Đặc biệt, năm 2016, bà đã thay mặt phường Xoan Thét viết bản Cam kết gửi UNESCO để thể hiện lòng mong muốn di sản Hát Xoan Phú Thọ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

        Rất nhiều năm học và hát Xoan, bà chia sẻ “Về hát, múa của Đào Xoan, tôi hiểu rõ khi nào thì hát đế, khi nào thì hát, khi nào nghỉ lấy hơi, giữ hơi đúng theo lối Hát Xoan cổ để hát đúng, hát hay, rõ ràng. Đào Xoan khi múa Xoan của từng quả cách phải thể hiện cách đưa tay ra, thu tay lại, cách cuộn bàn tay sao cho thật mềm mại, khéo léo; cách di chuyển bước chân sao cho uyển chuyển, nhẹ nhàng theo nhịp tay; cách xếp đội hình khi hát ... Khi trình diễn Hát Xoan trong các bài hát thờ phải có thái độ nghiêm trang, khi hát các quả cách phải diễn tả các sinh hoạt của người nông dân phải sinh động, khi hát giao duyên, hát hội phải thể hiện sự tươi vui, nhí nhảnh... Muốn hát hay, múa hay trong Hát Xoan, đòi hỏi đào Xoan phải chịu khó luyện tập, phải hát đúng, múa đúng, nhịp nhàng với cả đội hình múa, hát cùng mình. Còn kỹ năng gõ trống đòi hỏi người biểu diễn phải nắm chắc lời ca, nhịp trống, phách và ý nghĩa của từng phần hát để ăn nhịp, đệm cho kép dẫn cách rõ ràng, vang. Đào Xoan thì múa, hát đúng nhịp, khi nào trống dồn nhanh, liên tục nhưng vẫn phải rõ, chắc, khi nào nhịp trống đều đều và khi nào thì nhịp trống đánh nhanh kết hợp cùng lời hát, tạo không khí vui tươi, phấn khởi.”

        Từ những kiến thức và khả năng của mình, bà Nga đã tích cực tham gia truyền dạy cho nhiều thế hệ về nghệ thuật hát Xoan để câu xoan mãi được trường tồn và lan tỏa. Bà là 1 trong những người được đề nghị xét tặng Danh hiệu nghệ nhân hát xoan năm 2018 của thành phố Việt Trì./.

Minh Chính
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...