Tham gia ứng cử và bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân là các quyền cơ bản của công dân trong việc xây dựng chính quyền của Nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân. Thông qua việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, nhân dân thực hiện quyền dân chủ bằng cách lựa chọn những đại biểu xứng đáng vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Để cử tri hiểu hơn về ý nghĩa của sự kiện này, cũng như về nghĩa vụ, trách nhiệm của mình, từ đó sáng suốt lựa chọn được những đại biểu đủ tâm, đủ tầm, đại diện cho tâm tư, nguyện vọng của mình, sau đây là một số nội dung liên quan tới công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp, nhiệm kỳ 2016 – 2021.

84. Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cho người ứng cử đại biểu Quốc hội được tổ chức khi nào? Thành phần, nội dung và cách thức tiến hành được quy định như thế nào?

Hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tổ chức chậm nhất là 35 ngày trước ngày bầu cử để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

Thành phần tham gia hội nghị lần thứ ba này cũng giống như ở hội nghị hiệp thương lần thứ nhất, lần thứ hai ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

Trình tự và nội dung hội nghị này cũng như hội nghị hiệp thương lần thứ ba ở trung ương. Căn cứ vào tiêu chuẩn đại biểu Quốc hội, cơ cấu, thành phần, số lượng người của cơ quan, tổ chức, đơn vị ở địa phương được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội đã được Ủy ban thường vụ Quốc hội điều chỉnh lần thứ hai và kết quả lấy ý kiến cử tri để lựa chọn, lập danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội.

Biên bản hội nghị hiệp thương phải ghi rõ thành phần, số lượng người tham dự, diễn biến, kết quả hội nghị và được Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh gửi cùng danh sách những người đủ tiêu chuẩn ứng cử đại biểu Quốc hội đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ban thường trực Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Ủy ban bầu cử ở tỉnh.

85. Hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã được tổ chức khi nào? Thành phần, nội dung và cách thức tiến hành được quy định như thế nào?

Hội nghị hội nghị hiệp thương lần thứ nhất đối với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã do Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tổ chức chậm nhất là 95 ngày trước ngày bầu cử.

Thành phần hội nghị hiệp thương lần thứ nhất: gồm Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, đại diện ban lãnh đạo các tổ chức thành viên của Mặt trận. Đại diện Ủy ban bầu cử, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cùng cấp được mời tham dự hội nghị này.

Nội dung và cách thức tiến hành hội nghị

- Nghe giới thiệu về một số nội dung chủ yếu và những điểm mới trong Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân và những quy định có liên quan trong Luật tổ chức chính quyền địa phương.

- Nghe đại diện Ban thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trình bày dự kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân cùng cấp về cơ cấu, thành phần, số lượng người được giới thiệu ứng cử của tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị vũ trang nhân dân, cơ quan nhà nước cùng cấp, đơn vị hành chính cấp dưới, hoặc thôn, tổ dân phố (đối với hội nghị hiệp thương ở cấp xã).

- Việc dự kiến số lượng người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng cấp phải nhiều hơn đủ để lựa chọn, đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba số người ứng cử ở mỗi đơn vị được bầu 03 đại biểu thì ít nhất để dư 02 người, ở mỗi đơn vị được bầu 04 đại biểu trở lên thì ít nhất để dư 03 người.

- Trên cơ sở số lượng người dân tộc thiểu số, số lượng phụ nữ được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân do Thường trực Hội đồng nhân dân từng cấp dự kiến phân bổ cho cấp mình, việc dự kiến giới thiệu số lượng người dân tộc thiểu số, số lượng phụ nữ ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng cấp phải nhiều hơn đủ để đến hội nghị hiệp thương lần thứ ba bảo đảm có ít nhất 35% tổng số người trong danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng cấp là phụ nữ; bảo đảm số lượng người ứng cử là người dân tộc thiểu số nhiều hơn so với số lượng được xác định cụ thể của từng địa phương trong danh sách chính thức người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân ở từng cấp.

Nếu hội nghị không thỏa thuận được vấn đề nào đó, thì biểu quyết bằng cách giơ tay hoặc bỏ phiếu kín do hội nghị quyết định. Chỉ các đại biểu thuộc thành phần hiệp thương có mặt tại hội nghị mới được quyền biểu quyết. Nếu hội nghị quyết định bằng cách bỏ phiếu kín thì cử tổ kiểm phiếu từ ba đến năm người. Phiếu bầu phải có dấu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tổ chức hội nghị hiệp thương.

- Hội nghị thông qua biên bản.

Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp tỉnh được gửi ngay đến Hội đồng bầu cử quốc gia, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Biên bản hội nghị hiệp thương ở cấp huyện, cấp xã được gửi ngay đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp trên trực tiếp và Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Đối với những huyện, quận không tổ chức Hội đồng nhân dân, biên bản hội nghị hiệp thương được gửi ngay đến Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp tỉnh trực tiếp và Ủy ban bầu cử cùng cấp.

Đối với những phường không tổ chức Hội đồng nhân dân, biên bản hội nghị hiệp thương được gửi ngay đến Ủy ban nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện trực tiếp và Ủy ban bầu cử cùng cấp.

 

 (Theo sách "Hỏi - Đáp về bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021" do Hội đồng bầu cử quốc gia biên soạn để phục vụ cuộc bầu cử / Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật năm 2016)

Tin cùng sự kiện:
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...