Từ sau đại thắng Mùa xuân năm 1975 và nhất là từ khi Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo công cuộc đổi mới, Đảng bộ và Nhân dân tỉnh Phú Thọ tiếp tục nêu cao chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, phát huy mọi nguồn lực, vượt qua mọi thách thức, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đã đạt được những thành tựu rất đáng khích lệ.

Từ một tỉnh nghèo, thuần nông, cơ sở hạ tầng đô thị thấp kém, công nghiệp, thương mại, dịch vụ phát triển chậm, cơ cấu kinh tể nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, đến nay, kinh tế của Phú Thọ luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2004 - 2018 đạt 8,77%; quy mô GRDP (giá hiện hành) tăng 7 lần, từ 8.183,5 tỷ đồng năm 2004 lên đến 57.351,7 tỷ đồng năm 2018; GRDP bình quân đầu người tăng 6,5 lần, từ 6,3 triệu đồng năm 2004 lên 40,8 triệu đồng năm 2018. Năm 2019, kinh tế của tỉnh tiếp tục tăng trưởng với tốc độ ước đạt 7,83%; tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 7.105 tỷ đồng; tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người ước đạt 44,39 triệu đồng.

Để khai thác tốt các tiềm năng thế mạnh của từng vùng, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tỉnh Phú Thọ tiếp tục thực hiện nhiều cơ chế, chính sách tạo môi trường, động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn; tái cơ cấu nông nghiệp gắn với đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới. Thử nghiệm các ứng dụng công nghệ cao phù hợp với thực tiễn để nhân rộng (công nghệ cao trong sản xuất thâm canh rau, chè, cây ăn quả...).

Tập trung chỉ đạo tổ chức lại sản xuất theo ngành hàng, theo chuỗi sản xuất; phối hợp với các ngành, các địa phương tạo mọi điều kiện thu hút doanh nghiệp vào sản xuất, chế biến làm đầu ra cho chuỗi liên kết; triển khai thực hiện có hiệu quả “Chương trình mỗi xã một sản phẩm” và Đề án “Phát triển 15.000 hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh. Đẩy mạnh phát triển thương mại, dịch vụ nông nghiệp, chú trọng  phát triển thương mại điện tử, đa dạng hóa thị trường tiêu thụ nông sản. Tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển các thương hiệu sản phẩm đặc sản, nâng cao chất lượng, mẫu mã, bao bì sản phẩm đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu...

Sản xuất công nghiệp, mặc dù kém lợi thế cạnh tranh, hầu hết các nhà máy, xí nghiệp được đầu tư từ những năm 59 - 60 nên thiết bị, công nghệ lạc hậu, năng lực sản xuất hạn chế, song vận dụng sáng tạo các quan điểm của Đảng và Nhà nước vào hoàn cảnh đặc điểm của địa phương, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều biện pháp đổi mới cơ chế quản lý công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tăng cường thu hút đầu tư, tập trung thực hiện các chương trình công nghiệp trọng điểm như: Chế biến nông lâm sản thực phẩm; khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, hoá chất, phân bón, hàng may mặc xuất khẩu; phát huy hiệu quả hợp tác với các địa phương và hợp tác quốc tế, khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế trên địa bàn.

Đã mở rộng, nâng cao chất lượng, hiệu quả các khu, cụm công nghiệp: Đã có 7 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào danh mục quy hoạch các khu công nghiệp Việt Nam, ưu tiên phát triển đến năm 2020; trong đó 4 khu công nghiệp đã đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, thu hút đầu tư; 1 khu đang làm công tác chuẩn bị đầu tư, 2 khu đang khảo sát lập phân khu xây dựng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Đã tạo sự đột phá trong phát triển ở cả 5 phương diện: Số doanh nghiệp, vốn, lao động, doanh thu và nộp ngân sách. Đến năm 2018, Phú Thọ vươn lên đứng thứ 2 về quy mô nền kinh tế, đứng thứ 2 về thu ngân sách và đừng thứ 4 về kim ngạch xuất khẩu so với 14 tỉnh khu vực miền núi phía Bắc. Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) tiếp tục được cải thiện và chuyển biến tích cực, năm 2018 xếp thứ 24 trong cả nước, xếp thứ 3 trong số 14 tỉnh vùng miền núi phía Bắc.

Đặc biệt, các cấp, các ngành trong tỉnh đã tích cực chỉ đạo tốt phong trào xây dựng nông thôn mới: Kết quả tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới, có 105 xã đạt chuẩn và 246 khu dân cư nông thôn mới (tăng 24 xã và 196 khu so với năm 2018); huyện Lâm Thao là huyện đầu tiên của khu vực miền núi phía Bắc đạt chuẩn nông thôn mới từ năm 2015; đồng thời hiện đã hoàn thiện hồ sơ đề nghị xét, công nhận thị xã Phú Thọ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới; thành phố Việt Trì và huyện Thanh Thủy có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Bình quân tiêu chí đạt 15,2 tiêu chí/xã, hoàn thành mục tiêu đến năm 2020 trước 3 năm./.

Theo PTĐT
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...