![]() |
Gia đình anh Nguyễn Văn Toàn, khu 13 xã Thanh Đình đã nuôi lợn từ hơn 10 năm nay, với quy mô trên 500 con. Cứ mỗi đợt xuất hiện dịch bệnh, gia đình anh luôn thực hiện nghiêm ngặt theo đúng hướng dẫn nên chưa từng bị lây lan dịch bệnh lớn. Để phòng chống sự xâm nhập của virus dịch tả lợn Châu Phi, gia đình đã thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại, khử trùng tiêu độc để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi. Anh Nguyễn Văn Toàn- chia sẻ “Theo hướng dẫn của cán bộ thú ý, gia đình tôi đã thường xuyên thực hiện các biện pháp vệ sinh chuồng trại, khử trùng tiêu độc để tăng sức đề kháng cho đàn vật nuôi và ngăn sự xâm nhập của virus dịch tả lợn Châu Phi”.
Toàn thành phố hiện có khoảng 20.000 con lợn, chủ yếu được nuôi tại các trang trại và theo quy mô hộ gia đình. Qua khảo sát cho thấy, nhìn chung các hộ chăn nuôi trên địa bàn đều có ý thức cao trong công tác phòng dịch, thực hiện tốt việc phun thuốc khử trùng tiêu độc định kỳ hàng tuần. Đồng thời, các ngành chức năng cũng khuyến cáo người dân tích cực chăm sóc đàn lợn, phòng bệnh bằng vắcxin đối với các bệnh do virus, tăng cường sức đề kháng cho lợn, có thể bổ sung thêm vitamin C, vitamin nhóm B, Beta glucan… theo dõi tình trạng sức khỏe, giám sát tình hình sức khỏe toàn đàn lợn hàng ngày. Bà Hoàng Thị Môn- Phó Trạm trưởng Trạm chăn nuôi- thú y TP Việt Trì khuyến cáo: “Hiện nay, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn chưa có thuốc điều trị cũng như vắc xin phòng ngừa, do vậy biện pháp phòng ngừa tốt nhất vẫn là tăng cường khử trùng tiêu độc và kiểm soát khâu buôn bán, giết mổ, vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn”.
Hiện nay, thành phố đang tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để người chăn nuôi và nhân dân nhận thức đúng về bệnh dịch tả lợn Châu Phi. Việt Trì đã xây dựng kế hoạch ứng phó khẩn cấp phòng, chống dịch bệnh dịch xâm nhiễm vào địa bàn để chủ động triển khai có hiệu quả nếu dịch xảy ra theo phương châm “phòng dịch như chống dịch”; đồng thời hướng dẫn người dân khi phát hiện lợn có triệu chứng bị bệnh, phải báo cáo ngay với chính quyền địa phương để xử lý kịp thời, thực hiện tốt “5 không”: Không giấu dịch; không mua bán, vận chuyển lợn bệnh, lợn chết; không giết mổ, tiêu thụ lợn bệnh, lợn chết; không vứt lợn ốm, chết ra ngoài môi trường; không sử dụng thức ăn thừa chưa xử lý nhiệt làm thức ăn cho lợn. Ông Phan Thanh Dương- Trưởng phòng Kinh tế thành phố Việt Trì khẳng định: “Trước những diễn biến phức tạp của bệnh dịch này, thời gian tới, Phòng Kinh tế thành phố tham mưu UBND thành phố tiếp tục chỉ đạo các cơ quan chức năng và các địa phương tăng cường kiểm tra, rà soát, nắm bắt thông tin kịp thời chẩn đoán, lấy mẫu xét nghiệm ngay khi nghi ngờ lợn có dấu hiệu mắc bệnh. Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để người dân hiểu về bệnh, chấp hành tốt các quy định trong phòng, chống dịch bệnh; duy trì có hiệu quả các chốt kiểm dịch tại những đầu mối giao thông chính và các đội kiểm tra lưu động… qua đó ngăn chặn, không để bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập và lây lan trên đàn vật nuôi của toàn thành phố”
Đến nay, trên địa bàn thành phố chưa phát hiện ổ dịch hoặc vật nuôi nghi nhiễm dịch tả lợn Châu Phi. Song trước những diễn biến phức tạp của bệnh dịch này, UBND Việt trì vẫn đang tích cực, chủ động triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm ngăn chặn, không để bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhập và lây lan trên đàn vật nuôi của toàn thành phố.

Theo dòng sự kiện
CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
DỰ ÁN, HẠNG MỤC ĐẦU TƯ, ĐẤU THẦU
Người phát ngôn báo chí
Công Khai Ngân Sách
Thông Báo
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh

Quản lý đô thị
Văn minh Đô thị
