Trang trại chăn nuôi của ông Nguyễn Văn Toàn, khu 13 Thanh Đình, TP Việt Trì đang có gần 400 con lợn thịt, gần 20 con lợn nái. Giữa tình hình dịch bệnh lở mồm long móng đang diễn ra phức tạp, gia đình ông Nguyễn Văn Toàn, khu 13 Thanh Đình đã có những quy trình nghiêm ngặt trong việc đảm bảo vệ sinh cho đàn heo. Tiêm phòng đầy đủ và vệ sinh hằng ngày, theo dõi giám sát về nhiệt độ trong chuồng trại. Để kịp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết Kỷ Hợi 2019, mấy tháng nay ông Toàn tích cực chăm sóc cho đàn lợn phát triển khỏe mạnh, sử dụng thức ăn chủ yếu là cỏ voi, cám ngô và bã sắn, do vậy mà lợn tại trang trại của ông luôn được người tiêu dùng ưa chuộng. Ông Toàn cho biết: “Để phòng ngừa dịch bệnh trên đàn lợn, phải luôn thực hiện chăn nuôi khép kín. Chuồng trại được thường xuyên vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo người ra vào trại lợn không còn thấy mùi hôi. Đồng thời giữ ấm cho lợn trong mùa đông, làm mát trại lợn các tháng mùa hè. Cho lợn ăn đầy đủ dưỡng chất. Bổ sung men vi sinh vào thức ăn cho lợn, giúp lợn tiêu hóa tốt thức ăn, tăng cường sức đề kháng, tăng trọng nhanh, phân thải ra không còn mùi khó chịu.”
Cũng theo xu hướng tăng đàn trong dịp Tết, gia đình ông Nguyễn Văn Thể, khu 2 xã Chu Hóa đã có sự chuẩn bị từ giữa tháng 8 âm lịch, vì vậy số lợn hiện tại của nhà ông là 35-40 con, số gà là trên 400 con tương đương với số trứng được xuất đi mỗi ngày. Vụ Tết này ước tính gia đình ông bán ra thị trường khoảng 5 tấn thịt lợn hơi, với mức thu nhập ước đạt từ 40 đến 60 triệu đồng. Để có nguồn hàng phục vụ Tết ông phải lái cho lợn sinh sản đúng thời điểm. Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Văn Thể khu 2 xã Chu Hóa chia sẻ: “Để đạt chất lượng thịt thơm ngon, ông chia sẻ, ngoài phương pháp chăn nuôi bằng cách sử dụng các loại thức ăn tự nhiên, không sử dụng cám công nghiệp thì khâu chọn nguồn giống cũng phải đạt chuẩn.”
Gia đình ông Hoàng Xuân Huy, khu 9 Thanh Đình đã chuẩn bị củng cố đàn gà của gia đình để cung cấp cho dịp Tết. Mặc dù mới chăn nuôi gà thả vườn được 2 năm nhưng nhờ chịu khó tìm tòi, học hỏi qua sách vở và những người đi trước nên ông Huy đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Ông Huy cho biết: “Đây là giống gà được nhiều người tiêu dùng ưa thích vì thịt dai và thơm ngon. Theo ông Huy, một lứa gà ta lai thả vườn phải sau 120 – 150 ngày , gà đạt trọng lượng từ 2,5 đến 2,8 kg mới có thể xuất bán. Để có nguồn hàng cung ứng đúng dịp Tết, gia đình ông phải tái đàn từ cuối tháng 8 đầu tháng 9.”
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Việt Trì có trên 6300 con trâu, bò, tổng đàn lợn 18600 con, tổng đàn gia cầm trên 300.000 con. Năm nay để nâng cao đảm bảo số lượng và chất lượng vật nuôi, đáp ứng thị trường tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán, Thành phố đã chỉ đạo các nhà chức năng, các địa phương, cùng tập trung tuyên truyền hướng dẫn các trang trại, các hộ dân tăng cường việc thực hiện quy trình chăn nuôi , tuân thủ đúng quy trình trong chăm sóc, nuôi dưỡng , kết hợp phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường, đáp ứng yêu cầu thị trường nhất là đảm bảo nguồn thực phẩm sạch, phục vụ trong dịp Tết Nguyên đán này. Ông Cao Quang Huy – Chủ tịch UBND xã Chu Hóa cho biết: “Ngoài khuyến khích khôi phục tổng đàn, chúng tôi đang tập trung chỉ đạo các hộ chăn nuôi đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, vệ sinh chuồng trại.”
Tết Nguyên đán Kỷ hợi năm 2019 đang đến rất gần, dự báo sức mua sẽ duy trì tăng trong những ngày giáp Tết và cả sau Tết, vì thế để đảm bảo an toàn thực phẩm và nhu cầu tiêu thụ, chủ hộ chăn nuôi cũng như người tiêu dùng cần tuân thủ các quy trình về đảm bảo vệ sinh, tránh tình trạng cầm giá, tự ý nâng giá, để người dân đón tết vui tươi, an toàn.

Theo dòng sự kiện
CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
DỰ ÁN, HẠNG MỤC ĐẦU TƯ, ĐẤU THẦU
Người phát ngôn báo chí
Công Khai Ngân Sách
Thông Báo
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh

Quản lý đô thị
Văn minh Đô thị
