Những năm qua, hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh diễn ra khá sôi động, hạ tầng thương mại đang từng bước được xây dựng và phát triển theo hướng hiện đại với sự tham gia của các thành phần kinh tế, không chỉ cung cấp lượng lớn sản phẩm hàng hóa đến tay người tiêu dùng mà còn thu hút và tạo việc làm cho nhiều lao động, từ đó đóng góp tích cực vào ngân sách Nhà nước và giá trị tăng trưởng kinh tế chung của tỉnh.

Nếu như trước đây hoạt động lưu chuyển hàng hoá và bán lẻ tập trung chủ yếu ở chợ truyền thống thì nay hình thức bán lẻ hàng hóa ngày càng đa dạng với sự xuất hiện của các trung tâm thương mại, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi...  Theo báo cáo của Sở Công thương: Trên địa bàn tỉnh hiện có 3 trung tâm thương mại lớn là Vincom Việt Trì, BigC Việt Trì, Happylan; 15 siêu thị, 214 chợ và nhiều cửa hàng tiện lợi, tiện ích xuất hiện ở cả thành thị và nông thôn. Chỉ tính riêng 214 chợ đã thu hút khoảng 12.553 hộ kinh doanh thường xuyên, gần 17.000 hộ kinh doanh không thường xuyên. Để thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại trong môi trường cạnh tranh lành mạnh, có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước, UBND tỉnh đã khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cùng đầu tư vào hạ tầng thương mại. Đồng thời phê duyệt quy hoạch 6 chợ đầu mối bao gồm: Chợ thành phố Việt Trì; chợ rau quả huyện Đoan Hùng; chợ thuỷ sản xã Văn Khúc, huyện Cẩm Khê; chợ rau quả xã Cấp Dẫn, huyện Cẩm Khê; chợ nông sản xã Tứ Xã, huyện Lâm Thao; Chợ nông sản xã Tân Phú, huyện Tân Sơn, tạo nên chuỗi cung ứng, cung cấp hàng hóa cho sản xuất và tiêu dùng. Bước đầu đã góp phần gắn kết thị trường trong nước, hàng hóa xuất, nhập khẩu, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, không xảy ra hiện tượng khan hàng, sốt giá, giảm bớt các khâu trung gian và kiểm soát được xuất xứ hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm. 

Ghi nhận tại thành phố Việt Trì cho thấy, chỉ trong vòng 5 năm trở lại đây, các loại hình thương mại dịch vụ phát triển nhanh chóng. Cùng với các chợ truyền thống, các hàng quán, cửa hàng, cửa hiệu mọc lên đông đúc, hệ thống cửa hàng tự chọn, siêu thị, trung tâm thương mại... trên địa bàn tăng nhanh về số lượng, quy mô hoạt động, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, trao đổi hàng hóa, hỗ trợ phát triển sản xuất và nâng cao đời sống nhân dân, thói quen tiêu dùng của người dân cũng từng bước được thay đổi. Bà Đỗ Thị Sâm ở khu 9, phường Gia Cẩm cho biết: “Tôi và các thành viên trong gia đình thường xuyên mua hàng tại Siêu thị Co.opmart, hệ thống Cửa hàng VinMart+. Nhìn chung hàng hóa ở đó rất đa dạng, có xuất xứ rõ ràng, chất lượng tốt, giá cả hợp lý, đáp ứng nhu cầu mua sắm từ bình dân đến cao cấp của mọi lứa tuổi. Hơn nữa, chúng tôi còn thường xuyên được hưởng lợi từ các đợt khuyến mãi với nhiều chế độ ưu đãi về giá cả”.

Nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, giá cả các sản phẩm hàng hóa, Sở Công thương đã bám sát sự chỉ đạo của tỉnh, tăng cường công tác quản lý, cấp phép, kiểm tra các hoạt kinh doanh có điều kiện, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát bình ổn thị trường, ngăn chặn kịp thời các hành vi tăng giá bất hợp lý, vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm, buôn bán hàng cấm, hàng nhập lậu, gian lận thương mại. Bên cạnh đó, công tác phát triển thương mại điện tử, xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đẩy mạnh, góp phần đưa các hoạt động kinh doanh thương mại trên địa bàn tỉnh ngày càng ổn định và phát triển. Sở Công thương còn phối hợp với các huyện, thành, thị trong tỉnh xây dựng các mô hình chợ thí điểm vệ sinh an toàn thực phẩm, các điểm bán hàng Việt cố định nhằm đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; tổ chức các hội chợ thương mại, các phiên chợ đưa hàng Việt về nông thôn... phục vụ nhu cầu mua sắm của nhân dân, thúc đẩy liên kết, tiêu thụ sản phẩm giữa nhà sản xuất với nhà phân phối. Nhờ đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ thương mại trong tỉnh đã tăng từ 22.915,6 tỷ (năm 2016) lên gần 28.600 tỷ đồng (năm 2018), dự kiến năm 2019 sẽ đạt trên 30.000 tỷ đồng, tăng bình quân 12%/năm.

Để đưa hoạt động thương mại dịch vụ ngày càng phát triển, trở thành một trong những trụ cột chính của nền kinh tế, mới đây UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch 3144/KH-UBND phát triển thương mại, thương mại điện tử, xúc tiến thương mại tỉnh Phú Thọ năm 2019-2020, trong đó xác định xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại theo hướng hiện đại, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, khuyến khích sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, doanh nghiệp vào đầu tư. Phấn đấu đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh có trên 20 siêu thị và trung tâm thương mại, nhân rộng nhiều mô hình chợ vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất, đời sống của nhân dân và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh./.

 

PTO
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...