![]() |
Đình Trung Hậu thờ Quý Minh đại vương thời Hùng Vương đã có công dẹp giặc Thục, giữ gìn đất nước ngay từ những ngày đầu mở nước. Đình được xây dựng trên khu đất cao, diện tích khuôn viên khoảng hơn 1 nghìn m2. Đình được xây dựng khá sớm, khoảng thế kỷ thứ 18 và được trùng tu lại nhiều lần vào thời Nguyễn, xây theo kiến trúc chữ Đinh, trải qua sự tàn phá của chiến tranh, thiên tai, hiện chỉ còn 03 gian hậu cung mới làm lại năm 2007 bằng bê tông. Trong Đình còn một số hiện vật như 01 ngai thờ, 2 mâm gỗ, 02 con nghê gỗ, 01 chúc văn để cúng. Nội thất đồ thờ còn Long ngai, bài vị, án gian, biển dấu, bát bửu.
Theo thần tích thời Hùng Vương thứ 18, truyền đến Hùng Duệ Vương đóng đô tại Bạch hạc, Việt Trì, đặt tên nước là Văn Lang, kinh đô Phong Châu. Nhà vua là bậc đại hùng tài, thông minh thánh triết, kế nối tổ tông, bồi đắp cơ đồ thịnh trị 17 đời, trong thì sửa sang văn đức, ngoài thì phòng bị biên cương, dốc chí lo toan đất nước. Đương khi ấy ở đạo Sơn nam có ông Hoàng, húy Phúc vợ là Nguyễn Thị Thanh gia đình nghèo khó. Họ sống bằng nghề đốn củi mà luôn luôn gắng sức làm điều thiện, dù là việc nhỏ cũng làm, một tấc hại người cũng không dám. Mọi người đều khen là gia đình hậu đức tích thiện. Vợ chồng tuổi đã cao mà vẫn chưa sinh được một cậu con trai. Đêm đó trong lúc mộng bà thấy con bạch xà (Rắn trắng) quấn quanh mình. Từ đó bà có mang, đến giờ Dần, ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Ngọ bà sinh được một cậu con trai, mặt muic khôi ngô. Ông biết đó là thần nhân xuất thế, cả hai vợ chồng rất thương yêu con và đặt tên con là Quý Minh. Năm lên 7 tuổi Quý minh bắt đầu nhập học, đến năm 12 tuổi đã thông hết kinh sử, lại có tài dũng lược hơn người. Đến năm Quý Minh 20 tuổi thì văn võ song toàn, nhưng chẳng may cha, mẹ đều chết, ông bèn chọn nơi đất tốt chôn cất và làm gia đường hành lễ, phụng thờ hương hỏa đúng 3 năm. Ba năm hết tang cha mẹ, nghe thầy Duệ Vương xuống chiếu cần người văn võ toàn tại, học vấn uyên bác, nhiều sĩ tử đua nhau ứng thí. Ông (Quý Minh) liền đi thi, ứng thí lưu loát, võ nghệ cao cường không ai địch nổi. Nhà vua xuống chiếu chỉ cho Ông được giữ chức chỉ huy sứ hữu tướng quân. Từ đó được thấm nhuần mưa móc thánh ân, mặn mà như duyên hương lửa.
Bấy giờ vận nhà Hùng đã hết, ý trời đã đứt. Vua Hùng Duệ vương sinh hạ được 20 hoàng tử và 6 công chúa, tất cả lần lượt ra đi về chốn tiên bồng, không có người nối dõi, chỉ còn lại hai người con gái là My Nương công chúa gả cho Tản Viên và đem nhường ngôi cho Sơn Thánh. Khi ấy ở bộ Ai Lao có người họ Thục tên Phán cũng là người dòng dõi con cháu nhà Hùng, phân trị miền Ai Lao sau đổi họ Thục. Nghe tin Duệ Vương tuổi thọ đã cao, bèn đem quân xâm đến lược Sơ Thánh tiến cử Quý Minh làm tướng tiên phong chặn giặc, thay thế các bề tôi đã chinh chiến mệt mỏi tuyển dụng tướng tài thì giặc Thục bị đẩy lùi không quá một ngày. Vua đang lo lắng, nghe thấy Sơn thánh tiến cử vậy thì mừng lắm, bè giọi Sơn Thánh Quý Minh cầm binh đi trước canh phòng các đạo. Ngay lập tức các ông bái tạ, thống lĩnh cử binh 5.000 quân tuần phòng các đạo cự chiến với quân Thục.
Lại có thơ rằng:
“Tam xã lẫm lẫm xuất trùng khai
Vạn lý tinh kỳ vạn lý yên
Lực tự hồng mao kinh tử mệnh
Sự quân nhất tiết cảm hủy hoang”
Dịch nghĩa:
“Ba quân rầm rập kéo lên đường
Muôn dặm cờ bay rợp đất trời
Coi cái chết nhẹ tựa lông hồng
Giữ tiết thờ vua dám xả thân”
Lại nói: Trên đường tiến binh, cờ xí tung bay rợp trời, thuyền chiến vạn dặm, chiêng trống vang động thiên sơn. Một hôm khi tới khu Trung Hậu, Trang lâu hạ, huyện Phùng Khang, trấn Sơn Tây, Hội đồng binh mã ở khu miếu sở Trung Hậu từ sáng đến tối, đêm đó lại mơ thấy thần ra giúp đỡ dẹp giặc và nói rằng “ Sau này sẽ gia phong cho làm thượng đẳng phúc thần, phụng mệnh ở khu Trung Hậu để cai quản”. Trong nháy mắt Quý Minh biết là mình được thần giúp đỡ và lập tức biến mất (tức đã hóa hôm đó là ngày 10 tháng 5), Vua bèn cho gọi phụ lão, gia thần khu Trung Hậu, trang lâu Hạ đến và hỏi rằng: Trang khu các ngươi có thờ phụng một vị thần y như duệ hiệu “Thượng đẳng phúc thần” đó không? Các phụ lão, gia thần trả lời có đúng như thế, vị ấy linh hiển xuất thế. Vua liền chiếu chỉ cho làng Trung Hậu lập đèn đình thờ phụng thần. Các đời vua từ Cảnh hưng đến Khải Định đều sắc phong cho vị thần Quý Minh.
Căn cứ vào thần tích và lời kể của các cụ cao niên trong làng, thì đình Trung hậu thờ thánh tổ Hùng Vương húy là Quý Minh. Những năm trước Cách mạng tháng Tám lễ hội của đình Trung Hậu được tổ chức rất lớn với những nghi lễ và trò chơi dân gian mang dấu ấn thời Hùng Vương. Hàng năm, lễ hội Đình Trung Hậu diễn ra vào các ngày mồng 4 tháng Giêng, 10/3 và ngày 5/5 ÂL, tổ chức rước kiệu từ Miếu xuống Đình và từ Đình lên Miếu, tổ chức nhiều trò chơi dân gian như đánh vật, chọi gà, cờ tướng, đánh thó làm vui…
Đình Trung Hậu đã được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 2007 theo Quyết định số 140/QĐ-UBND, ngày 04 tháng 03 năm 2007 của UBND tỉnh Phú Thọ./.

Theo dòng sự kiện
CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
DỰ ÁN, HẠNG MỤC ĐẦU TƯ, ĐẤU THẦU
Người phát ngôn báo chí
Công Khai Ngân Sách
Thông Báo
Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh

Quản lý đô thị
Văn minh Đô thị
