ĐÌNH PHÚ NÔNG
Cập nhật ngày: 13/12/2022 14:10
Đình Phú Nông hiện thuộc khu Liên Minh, Phường Minh Phương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

Theo các cụ già làng kể lại đình thờ làng Phú Nông thờ các vị tướng lĩnh của Vua Hùng: Cao Sơn - Quý Minh và Tản viên Sơn thánh. Đây là các vị thần đượm màu lịch sử liên quan đến cuộc đấu tranh xây dựng và bảo vệ triều đại nhà Hùng. Nó vừa mang yếu tố thần thoại vừa mang yếu tố truyền thuyết lịch sử. Các vị thần vừa kỳ vĩ vừa hiện thực bởi yếu tố thần linh và thiên nhiên hòa đồng trong công cuộc xây dựng nước cách ngày nay ba bốn nghìn năm. Hiện nay đình Phú Nông còn giữ  6 sắc phong, do chiến tranh và ngập lụt do vậy Ngọc phả không còn giữ được.

 Đình Phú Nông là một di tích kiến trúc, nghệ thuật dân tộc cổ truyền, đồng thời là một di tích lịch sử tôn giáo thành hoàng làng. Đình Phú Nông lưu giữ nhiều yếu tố truyền thống kiến trúc dân tộc. Với kiến trúc có mặt bằng chữ đinh (J) kết cấu vì kèo thượng giường hạ bảy cùng với kỹ thuật mộng sàm, gồm đại bái 3 gian 2 trái, hậu cung 3 gian kiểu nhà 2 mái, lợp ngói mũi hài, hai đầu hồi xây tường bít đốc.  Giống như các đình làng ở vùng trung du Bắc bộ khác, Đình Phú Nông nằm ở trung tâm của làng, được đặt vị trí trên gò Cẩm Đội, theo phong thủy đó là hình con rồng. Đình quay về hướng chính Nam theo quan niệm truyền thống Á Đông. Với vị trí này đình Phú Nông không vượt quá khuôn khổ một kiến trúc cần có ở vùng trung du Bắc bộ. Quanh khuôn viên đình có hàng rào thấp bao quanh, phía trước có đường làng. Lối vào cổng chính là hai cột đồng trụ cao 6m, mỗi cạnh là 0,45m và hai cột ở cổng phụ cao 3m. Trụ được xây bằng gạch có hình trụ vuông. Trên đỉnh hai cột đồng trụ là hai con phượng châu đầu vào nhau, cánh xòe nỏ rộng tạo nên cảm giác linh thiêng.

Về kết cấu kiến trúc:

 Đại đình: Đình Phú Nông có ba gian hai chái gồm 4 vì kèo dựa trên 4 hàng cột. Cột cái có đường kính 0,40m cao 3,70m, cột quan có đường kính 0,30m cao 2,81m từ mặt nền tới nóc đình cao 5,40m. Đình lợp ngói mũi hài. Trên cơ sở các cột liên kết theo chiều ngang với 4 vì kèo tạo thành ba gian chính còn hai vì hội được xây bít đốc. Liên kết ở đình Phú nông theo kiểu “Thượng giường hạ bảy”. Ở vì nóc trên cùng là một con giường ở Phú nông gọi là hình con lợn, dưới là cái kẻ có đấu kê, người ta thường gọi kiểu này là chồng giường giá chiêng.

Hậu cung: Tòa hậu cung đình Phú Nông gắn kết với tòa đại đình bằng một ống muống. Tòa hậu cung được kết cấu theo hệ thống nhà khung gỗ. Tòa có ba gian chính hình thành bởi ba bộ vì. Kết cấu các vì theo kiểu thượng giường hạ bảy. Ở hậu cung đình Phú nông được các vị tiền nhân dựng theo đúng truyền thống ngôi nhà gỗ vùng đồng bằng trung du Bắc Bộ.

Đình Phú Nông được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh năm 1997.

Các tin khác:
ĐÌNH THÉT (16/12/2022 08:59)
ĐÌNH LÀNG THƯỢNG (16/12/2022 08:54)
ĐÌNH LÀNG HẠ (16/12/2022 07:51)
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...