Để thực hiện Đề án phát triển các ngành dịch vụ trên địa bàn xã Trưng Vương giai đoạn 2017- 2020, định hướng đến năm 2030, xã Trưng Vương đã ban hành các Nghị quyết và kế hoạch thực hiện; quán triệt, triển khai đến các cán bộ, công chức, viên chức, các tổ chức chính trị xã hội, cán bộ khu dân cư trên địa bàn; tuyên truyền đến mọi tầng lớp nhân dân, tạo sự chuyển biến về ý thức, trách nhiệm của từng cấp, ngành và mỗi người dân, từng bước xây dựng văn hóa thương mại trong sản xuất, kinh doanh. Với sự phát triển về quy hoạch, kinh tế, mức sống của người dân Trưng Vương từ bước được nâng cao. Số hộ kinh doanh cá thể trên địa bàn năm 2017 là 161 hộ, doanh thu trên 24 tỷ đồng; đến nay đã có 267 hộ kinh doanh với doanh thu ước đạt trên 86 tỷ đồng; số doanh nghiệp nhỏ và vừa đang hoạt động trên địa bàn là 27 doanh nghiệp. Xã có 52 cơ sở dịch vụ ăn uống và các khách sạn, nhà nghỉ đáp ứng nhu cầu lưu trú của du khách khi đến Việt Trì; xã cũng đã lựa chọn sản phẩm mật ong hoa nhãn là sản phẩm ocop của địa phương. Các dịch vụ khác như đô thị, giáo dục đào tạo, y tế, thông tin truyền thông... đước chú trọng đầu tư để nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Các thành viên đoàn giám sát đã phát biểu ý kiến, làm rõ những nội dung đã thực hiện được, chỉ ra những điểm còn tồn tại, hạn chế của xã Trưng trong thực hiện Đề án.
Phát biểu kết luận buổi giám sát, đồng chí Cao Trần Hòa biểu dương, ghi nhận những kết quả mà xã Trưng Vương đã đạt được trong thực hiện đề án. Để tiếp tục thực hiện Đề án trong thời gian tới, đồng chí Phó chủ tịch thường trực HĐND Thành phố đề nghị xã Trưng Vương cần làm tốt các nội dung sau: Với lợi thế gần trung tâm thành phố, xã Trưng Vương lại có nhiều di tích lịch sử văn hóa, xã cần làm tốt hơn công tác tuyên truyền, quảng bá để nhân dân và du khách hiểu về các giá trị của mỗi di tích; đồng thời duy trì và phát triển các lễ hội gắn với di tích, lấy người dân làm trọng tâm; xã cũng cần tìm hiểu, phát triển cây hồng Hạc Trì trên diện tích đã thí điểm. Việc thực hiện đề án cần có sự vào cuộc tích cực của các cấp, các ngành; có sự kêu gọi đầu tư hợp lý, đặc biệt chú trọng công tác tuyên truyền trên các kênh thông tin khác nhau; thực sự coi thực hiện đề án là bước chuyển mình trong xây dựng nông thôn mới nâng cao và chuyển từ xã lên phường