Nữ Hiệu trưởng tâm huyết với nghề
Cập nhật ngày: 20/11/2017 15:01
“Gương mẫu, có trách nhiệm, tâm huyết với công việc” là nhận xét của các cán bộ, giáo viên, nhân viên dành cho cô Trần Bích Hòa, Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Sông Lô.

Tốt nghiệp trung cấp sư phạm từ năm 1992, với biết bao khó khăn, thiếu thốn trong những ngày đầu từ kiến thức đến đồng lương, nơi ở, phương tiện, áp lực gia đình…nhưng tư tưởng của cô Hòa luôn vững vàng, tất cả vì học sinh thân yêu. Để gắn bó với nghề, cô đã tự động viên mình phải cố gắng vượt qua mọi trở ngại, xây dựng hình ảnh người giáo viên thực sự là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo. Bằng nhiệt huyết và khát vọng cống hiến cho sự nghiệp trồng người, sau 25 năm công tác, đảm nhiệm nhiều vị trí, chức vụ, đơn vị khác nhau, nhưng ở cương vị nào cố Hòa cũng tận tâm, tận tụy với công việc, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Cô chia sẻ: “Từng công tác nhiều năm trong nghề, trải qua nhiều vị trí công tác khác nhau, vì thế để hoàn thành tốt vai trò của mình, tôi tự đặt ra mục tiêu phấn đấu thực hiện rõ ràng cho bản thân, từ đó nỗ lực, cố gắng hết mình để đạt được những mục đích đã đề ra”.

Từ năm 2012, cô được điều động về công tác tại trường Tiểu học Sông Lô. Đến nay, với cương vị là Hiệu trưởng, nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng và trách nhiệm nghề nghiệp, cố Hòa luôn tâm niệm: “Cô giỏi mới có trò giỏi”, cc tốt mới dạy trò ngoan”. Bởi vậy, với vai trò là hiệu trưởng, cô Hòa luôn tạo điều kiện để cán bộ, giáo viên được học tập, nâng cao trình độ chuyên môn. Cô cùng chi bộ và Ban giám hiệu nhà trường thường xuyên tổ chức và triển khai có hiệu quả các cuộc vận động của ngành, đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh gắn với công tác dạy và học. Trường tiểu học Sông Lô hiện có 11 lớp, với 272 học sinh . Nhờ làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, hiện nay các lớp học đều được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như bình lọc nước, điều hòa, máy chiếu, máy tính, phòng học tiếng anh theo tiêu chuẩn quốc tế...không kém gì các trường học nằm ở trung tâm thành phố. Toàn bộ hệ thống cở sở vật chất, trang thiết bị vật dụng hỗ trợ cho học tập đều được xây dựng, lắp đặt từ nguồn xã hội hóa  từ phu huynh học sinh và các cá nhân, tổ chức trong và ngoài địa bàn xã.

Có được cơ ngơi khang trang, sạch đẹp, môi trường học tập thuận lợi đảm bảo về cơ sở vật chất, phải nhắc đến công lao to lớn của cô Hiệu trưởng Trần Bích Hòa. Người lãnh đạo đứng đầu đầy nhiệt huyết, tận tụy hết lòng vì công việc. Năm năm giữ vai trò là người  cán bộ quản lý  nhà trường, năm năm chèo lái con thuyền giáo dục tiểu học xã nhà, cô Trần Bích Hòa đã lãnh đạo và làm thay đổi toàn bộ không gian cũng như các điều kiện về cơ sở vật chất nơi đây. Từ một trường  học nhỏ,  ít người trên địa bàn thành phố biết đến, giờ đây Trường tiểu học Sông Lô nổi lên trên địa  như một điển hình trong các phong trào học tập, văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao, đặc biệt là các hoạt động ngoại khóa của nhà trường, một trong những nội dung quan trọng trong chương trình giảng dạy nhằm giảm áp lực học tập, mở rộng kiến thức xã hội, tạo môi trường học tập mới cho học sinh... ... Để có kinh phí thực hiện đa dạng hóa các hoạt động ngoại khóa, xây dựng trường lớp, cơ sở vật chất, xây dựng các mô hình "trường học và cuộc sống" phong phú, đa dạng .... cần được tranh thủ huy động từ mọi nguồn lực mà thường xuyên, chủ yếu vẫn là sự ủng hộ  từ chính phụ huynh học sinh. Làm sao để lôi cuốn phụ huynh và các nguồn lực xã hội khác chung tay cùng vào cuộc với nhà trường thực hiện các chương trình xã hội hóa giáo dục là phương pháp mà cô Trần Bích Hòa vận dụng đã thành công. Mọi khoản thu, chi đều được đảm bảo công khai, minh bạch, phụ huynh  trực tiếp tham gia vào các hoạt động, tự bàn bạc, quyết định dựa trên ý tưởng, định hướng của nhà trường. Đối với các công trình xây dựng, sửa chữa cô Trần Bích Hòa ưu tiên lựa chọn nhà thầu thi công từ chính phụ huynh học sinh, vừa tạo việc làm, vừa để chính tay phụ huynh trực tiếp làm  cho con, cháu mình hưởng thụ. Mọi khoản thu phục vụ cho việc học tập ăn, ngủ bán trú đều được tính toán hợp lý, tiết kiệm tối đa. Ngoài việc tranh thủ được các nguồn vận động ủng từ các cơ quan đơn vị trong và ngoài địa bàn, cô Trần Bích Hòa còn chủ động tích cực tham mưu với cấp ủy, chính quyền  địa  phương, tranh thủ sự ủng hộ của  các chi bộ khu dân cư trong địa bàn xã, từ đó tác động trực tiếp đến hàng ngũ cán bộ, lãnh đạo khu dân cư để họ biết được các nhiệm vụ giáo dục được triển khai trong từng giai đoạn của nhà trường,  giúp nhà trường tuyên truyền, giải thích, tạo đà cho công tác vận động ủng hộ được dễ dàng. Chính vì vậy trong những năm gần đây nhà trường đã thực hiện xã hội hóa giáo dục được hàng tỷ đồng, xây dựng, sửa chữa đượcnhiều hạng mục công  trình phục vụ việc dạy và học trong nhà trường .Giờ đây công tác vận động xã hội hóa ở  Trường Tiểu học Sông Lô tạo đươc niềm tin tuyệt đối trong phụ huynh học sinh.

Là một trường nhỏ, ít học sinh, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, nhưng nhờ có nỗ lực cống hiến hết mình của cô Hiệu trưởng Trần Bích Hòa, Trường tiểu học Sông Lô lần đầu tiên đạt tập thể lao động tiên tiến cấp tỉnh, nhà trườnggiành nhiều giải cao trong các cuộc thi văn hóa, văn nghệ do thành phố tổ chức, cá nhân cô năm năm liền đạt đảng viên xuất sắc được Thành ủy Việt Trì khen thưởng, vừa qua cô là một trong bốn Hiệu trưởng được UBND thành phố tuyên dương, khen thưởng tại hội nghi gặp mặt kỷ niệm 35 năm ngày nhà giáo Việt Nam. Cô Trần Bích Hòa xứng đáng là tấm gương sáng cho các đồng nghiệp và học sinh học tập, noi theo.                                                                         

Vân Anh ( Xã Sông Lô)