Danh sách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của phòng Y tế - UBND Thành phố
Cập nhật ngày: 28/02/2017 09:41
Thực hiện Văn bản số 211/UBND- VH ngày 07/2/2017 về việc cung cấp thông tin để đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử Thành phố. Căn cứ Quyết định số 3027/QĐ- UBND ngày 11/11/2016 của UBND tỉnh Phú Thọ về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp huyện về lĩnh vực Y tế, Phòng Y tế Thành phố thông báo danh sách các thủ tục hành chính thuộc phạm vi thẩm quyền giải quyết của phòng như sau:

Phần I. Danh mục thủ tục hành chính về ATTP trong lĩnh vực Y tế:

1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

2. Cấp đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

3. Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống.

4. Cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho cá nhân tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống.

Phần II. Nội dung thủ tục hành chính về ATTP trong lĩnh vực Y tế:

1. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

1.1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện ATTP (theo mẫu số 01, ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).

- Bản mô tả về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện ATTP, bao gồm:

   + Bản vẽ sơ đồ mặt bằng của cơ sở;

   + Sơ đồ quy trình chế biến, bảo quản, vận chuyển, bày bán thức ăn, đồ uống;

   + Bản kê về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ của cơ sở.

- Giấy xác nhận kiến thức về ATTP của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống (bản sao có xác nhận của cơ sở).

- Danh sách kết quả khám sức khoẻ của chủ cơ sở và người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống.

- Danh sách kết quả cấy phân tìm vi khuẩn tả, lỵ trực khuẩn và thương hàn của người trực tiếp chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống đối với những vùng có dịch bệnh tiêu chảy đang lưu hành theo công bố của Bộ Y tế.

1.2. Trình tự thủ tục:

- Bước 1: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện đến UBND thành phố Việt Trì.

- Bước 2:  Trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ, Phòng Y tế phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho cơ sở nếu hồ sơ không hợp lệ. Nếu quá 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo hồ sơ không hợp lệ mà cơ sở không có phản hồi hay bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo yêu cầu thì cơ quan tiếp nhận sẽ huỷ hồ sơ.

- Bước 3: Sau khi có kết quả thẩm xét hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 10 ngày làm việc, Đoàn thẩm định có trách nhiệm thẩm định cơ sở.

- Bước 4:  Kết quả thẩm định:

Trường hợp cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận cho cơ sở (theo mẫu số 03 quy định tại Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014)

Trường hợp cơ sở chưa đủ điều kiện an toàn thực phẩm và phải chờ hoàn thiện, biên bản ghi rõ nội dung và thời gian hoàn thiện nhưng không quá 15 ngày. Đoàn thẩm định tỏ chức thẩm định lại khi cơ sở có văn bản xác nhận đã hoàn thiện đầy đủ các yêu cầu về điều kiện an toàn thực phẩm của Đoàn thẩm định lần trước.

Trường hợp cơ sở không đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định, cơ quan có thẩm quyền căn cứ vào biên bản thẩm định điều kiện an toàn thực phẩm thông báo bằng văn bản cho cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trực tiếp của địa phương để giám sát và yêu cầu cơ sở không được hoạt động cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận. Cơ sở phải nộp lại hồ sơ để được xem xét cấp Giấy chứng nhận theo quy định.

1.3. Phí và lệ phí:

- Phí thẩm xét hồ sơ: 500.000đ (Năm trăm nghìn đồng)

- Phí thẩm định: 500.000- 700.000đ (Năm trăm- Bảy trăm nghìn đồng).

- Lệ phí: 150.000 đ (Một trăm năm mươi nghìn đồng)

(Quy định tại số thứ tự 1, mục lục 1 Mức thu lệ phí quản lý an toàn thực phẩm và số thứ tự 10, 13 mục lục 2 Mức thu phí quản lý an toàn thực phẩm, Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 26/10/2013.

2. Cấp đổi giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

2.1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ( Mẫu số 04);

- Giấy chứng nhận đang còn thời hạn (bản gốc);

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền xác nhận sự thay đổi tên, địa chỉ của cơ sở (bản sao công chứng);

- Bản sao kết quả khám sức khoẻ, Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm của chủ cơ sở mới (trường hợp đổi chủ cơ sở) có xác nhận của cơ sở.

2.2. Trình tự thủ tục:

- Bước 1: Cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống nộp 01 (một) bộ hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại UBND Thành phố.

- Bước 2:  Trong thời gian 7 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ xin cấp đổi Giấy chứng nhận, Phòng Y tế có trách nhiệm cấp đổi Giấy chứng nhận cho cơ sở; trường hợp từ chối phải  thông báo bằng văn bản cho cơ sở lý do không cấp đổi Giấy chứng nhận.

2.3. Phí và lệ phí: Không

3. Cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP đối với tổ chức kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

3.1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị và bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu số 06, ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014)

- Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

3.2. Trình tự thủ tục:

- Bước 1: Tổ chức đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm gửi 01(một) bộ hồ sơ về UBND Thành phố.

- Bước 2:  Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Phòng Y tế lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức.

- Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tham gia đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi, Phòng Y tế cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức đạt trên 80% số câu trả lời đúng trở lên.

3.3. Phí và lệ phí: Lệ phí cấp giấy xác nhận 30.000đ/giấy. (Quy định tại Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 26/10/2013).

4. Cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP đối với cá nhân kinh doanh dịch vụ ăn uống do UBND Thành phố cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có quy mô kinh doanh dưới 200 suất ăn/lần phục vụ.

4.1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị và bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm (theo mẫu số 07, ban hành kèm theo Thông tư số 47/2014/TT-BYT ngày 11/12/2014)

- Giấy tờ chứng minh đã nộp phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

4.2. Trình tự thủ tục:

- Bước 1: Cá nhân đề nghị cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm gửi 01(một) bộ hồ sơ về UBND Thành phố.

- Bước 2:  Trong vòng 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị, Phòng Y tế lập kế hoạch để xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho tổ chức.

- Bước 3: Sau 03 ngày làm việc kể từ ngày tham gia đánh giá kiến thức về an toàn thực phẩm bằng bộ câu hỏi, Phòng Y tế cấp Giấy xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm cho cá nhân đạt trên 80% số câu trả lời đúng trở lên.

4.3. Phí và lệ phí:

Lệ phí cấp giấy xác nhận 30.000đ/giấy (Quy định tại  Thông tư số 149/2013/TT-BTC ngày 26/10/2013).

Trên đây là danh sách thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của phòng Y tế Thành phố./.

 

 

Nơi nhận:                                                                       

- UBND TP (B/c);                                                              

- Lưu: PYT.

TRƯỞNG PHÒNG

 

(đã ký)

 

Phan Thanh Nam