Thông tin thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của phòng Kinh tế thành phố Việt Trì
Cập nhật ngày: 15/02/2017 11:34
Thông tin thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của phòng Kinh tế thành phố Việt Trì

Thông tin thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của

 phòng Kinh tế thành phố Việt Trì

 

I. Kinh doanh sản phẩm thuốc lá.

  1. Cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá:

a) Yêu cầu về hồ sơ:

Hồ sơ gồm có:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá( mẫu);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

- Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm thuốc lá;

- Địa chỉ, diện tích và mô tả khu vực kinh doanh thuốc lá;

- Bản sao tài liệu chứng minh quyền sử dụng địa điểm kinh doanh (là sở hữu hoặc hợp đồng sở hữu hoặc thuê sử dụng với thời gian tối thiểu là 01 năm);

- Bảng kê thiết bị kiểm tra và điều chỉnh nhiệt độ, độ ẩm trong khu vực kinh doanh thuốc lá.

b) Trình tự thủ tục:

- Thương nhân xin cấp Giấy phép làm 02 bộ hồ sơ (01 bộ gửi cơ quan cấp phép, 01 bộ thương nhân lưu giữ);

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Kinh tế xem xét và cấp giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá. Trường hợp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, phòng kinh tế có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;

- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, phòng Kinh tế có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

c) Các khoản phí và lệ phí:

- Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 1.200.000đ/ điểm kinh doanh/lần thẩm định (thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài Chính).

- Mức thu lệ phí cấp Giấy phép là 200.000đ/ giấy phép/lần (thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài Chính).

2. Cấp sửa đổi , bổ sung Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá:

a) Hồ sơ:

- Văn bản đề nghị sửa đổi, bổ sung;

- Bản sao giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá đã được cấp;

- Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

b) Trình tự, thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi:

- Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Kinh tế xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá.Trường hợp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, phòng kinh tế có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu  rõ lý do;

3. Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá:

a) Trường hợp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá đã được cấp hết hạn hiệu lực. Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục kinh doanh. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới.

b) Trường hợp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy, thương nhân được cấp phép phải lập, nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại, bao gồm:

- Văn bản đề nghị cấp lại                        

- Bản sao giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá đã được cấp(nếu có);

c) Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép:

- Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho phòng Kinh tế;

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Kinh tế xem xét và cấp lại giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá.Trường hợp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, phòng kinh tế có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu  rõ lý do;

II. Kinh doanh sản phẩm rượu

1. Cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu:

a) Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu:

- Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ đồ uống có cồn hoặc kinh doanh rượu;

- Cã ®Þa ®iÓm kinh doanh cè ®Þnh, ®Þa chØ râ rµng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị theo quy định;

- Trực thuộc hệ thống phân phối của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu; có hợp đồng và văn bản giới thiệu của thương nhân bán buôn sản phẩm rượu;

- Có kho hàng (hoặc hệ thống kho hàng) thuộc sở hữu hoặc đồng sở hữu theo hợp đồng liên doanh, liên kết góp vốn; hoặc có hợp đồng thuê kho hàng phù hợp với quy mô kinh doanh của thương nhân đáp ứng yêu cầu bảo quản được chất lượng của sản phẩm rượu trong thời gian lưu kho;

- Có bản cam kết của thương nhân về bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

- Phù hợp với quy hoạch hệ thồng phân phối kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu do Sở Công Thương tỉnh công bố;

- Phù hợp với quy định tại điều 18 của Nghị định số 94/2012/NĐ-CP ngày 12/11/2012 của Chính phủ về sản xuất, kinh doanh rượu.

b) Hồ sơ:

Thương nhân xin cấp Giấy phép làm 02 bộ hồ sơ (01 bộ gửi cơ quan cấp phép, 01 bộ thương nhân lưu giữ) gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm rượu (mẫu);

- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và Giấy chứng nhận mã số thuế;

- Bản sao các văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản phẩm rượu (trong đó ghi rõ loại sản phẩm rượu dự kiến kinh doanh);

-  Bản cam kết do thương nhân tự lập, trong đó nêu rõ nội dung thương nhân bảo đảm tuân thủ đầy đủ các yêu cầu điều kiện về phòng cháy chữa cháy, bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật tại các cửa hàng kinh doanh và kho hàng của mình;

- Bản sao Giấy chứng nhận công bố hợp quy hoặc Giấy chứng nhận tiêu chuẩn các loại sản phẩm rượu của thương nhân dự kiến kinh doanh;

-  Bản sao phiếu thu đã nộp phí và lệ phí theo quy định của bộ tài chính.

c) Trình tự:

- Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Kinh tế xem xét và cấp giấy phép mua bán sản phẩm rượu.Trường hợp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, phòng kinh tế có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;

- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ của thương nhân, phòng Kinh tế có văn bản yêu cầu thương nhân bổ sung hồ sơ.

d) Các khoản phí và lệ phí:

- Mức thu phí thẩm định kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh thuộc lĩnh vực thương mại là 1.200.000đ/ điểm kinh doanh/lần thẩm định (thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài Chính).

- Mức thu lệ phí cấp Giấy phép là 200.000đ/ giấy phép/lần (thông tư số 77/2012/TT-BTC ngày 16/5/2012 của Bộ Tài Chính).

2. Cấp sửa đổi, bổ sung Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu:

a) Hồ sơ:

- Đơn đề nghị cấp sửa đổi, bổ sung (theo mẫu)

- Bản sao giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu đã được cấp;

- Các tài liệu chứng minh nhu cầu sửa đổi, bổ sung.

b) Trình tự, thủ tục cấp bổ sung, sửa đổi:

- Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ xin sửa đổi, bổ sung giấy phép bán lẻ sản phẩm rượu;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Kinh tế xem xét và cấp sửa đổi, bổ sung giấy phép mua bán sản phẩm rượu.Trường hợp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, phòng kinh tế có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu  rõ lý do;

- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ,phòng kinh tế có văn bản yêu cầu bổ sung.

3. Cấp lại Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu:

a) Trường hợp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá đã được cấp hết hạn hiệu lực. Trước thời hạn hết hiệu lực của giấy phép 30 ngày, thương nhân phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại giấy phép trong trường hợp tiếp tục kinh doanh. Hồ sơ, thẩm quyền, trình tự, thủ tục cấp lại như đối với trường hợp cấp mới.

b) Trường hợp Giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu bị mất, bị tiêu hủy toàn bộ hoặc một phần, bị rách, nát hoặc bị cháy, thương nhân được cấp phép phải lập, nộp 02 bộ hồ sơ đề nghị cấp lại, bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp lại (theo mẫu);

- Bản gốc hoặc bản sao giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm rượu đã được cấp (nếu có);

c) Trình tự, thủ tục cấp lại giấy phép:

- Thương nhân nộp 01 bộ hồ sơ xin cấp lại giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá cho phòng Kinh tế;

- Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, phòng Kinh tế xem xét và cấp lại giấy phép mua bán sản phẩm rượu.Trường hợp không đáp ứng được điều kiện theo quy định, phòng kinh tế có văn bản trả lời từ chối cấp phép và nêu rõ lý do;

- Trường hợp chưa đủ hồ sơ hợp lệ, trong vòng 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, phòng kinh tế có văn bản yêu cầu bổ sung.

III. Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại

1. Cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại:

a) Tiêu chí xác định kinh tế trang trại:

- Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại phải có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu: 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long; 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại. Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm.

- Đối với cơ sở chăn nuôi phải đạt giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên;

- Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp phải có diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500 triệu đồng/năm trở lên.

b) Thẩm quyền

Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp huyện) là cơ quan cấp, cấp đổi, cấp lại và thu hồi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

c) Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT;

- Bản sao có chứng thực giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất để sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản. Đối với diện tích đất cá nhân, hộ gia đình đang sử dụng nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất phải được Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi có đất xác nhận là người đang sử dụng đất ổn định, không có tranh chấp.

d) Trình tự thủ tục:

- Cá nhân, hộ gia đình hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 8 của Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại sản xuất.

Đối với cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn nhiều xã thì cá nhân, hộ gia đình tự quyết trong việc lựa chọn Ủy ban nhân dân cấp xã nào nộp hồ sơ cho thuận tiện nhất.

- Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ khi có đủ giấy tờ theo quy định tại Thông tư này và phải được điền đầy đủ thông tin vào Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp, cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trường hợp không xác nhận Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27 cho cá nhân, hộ gia đình trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, nếu có đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 8, 9 của Thông tư 27 và thỏa mãn tiêu chí xác định kinh tế trang trại theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 27.

Giấy chứng nhận kinh tế trang trại sau khi cấp được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã và trả cho chủ trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nói rõ lý do để thông báo cho người nộp hồ sơ.

- Nếu sau 13 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận kinh tế trang trại hoặc không nhận được thông báo không cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì người đề nghị cấp giấy chứng nhận có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

e) Các khoản phí và lệ phí: Chưa có quy định cụ thể.

2. Cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại:

a) Hồ sơ:

- Chủ trang trại có trách nhiệm làm thủ tục đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong các trường hợp sau:

          + Thay đổi tên chủ trang trại;

          + Thay đổi về lĩnh vực sản xuất của trang trại.

- Hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại:

          + Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

          + Giấy chứng nhận trang trại đã được cấp;

          + Bản sao hợp lệ giấy tờ chứng minh thay đổi tên chủ trang trại với trường hợp thay đổi tên chủ trang trại.

b) Trình tự, thủ tục:

- Cá nhân, hộ gia đình hoặc người đại diện theo ủy quyền nộp 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại Điều 9 của Thông tư 27/2011/TT-BNNPTNT tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trang trại sản xuất.

Chủ trang trại nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi đã thực hiện cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại.

- Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận hồ sơ khi có đủ giấy tờ theo quy định tại Thông tư này và phải được điền đầy đủ thông tin vào Đơn đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Sau khi tiếp nhận hồ sơ, Uỷ ban nhân dân cấp xã phải trao Giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ trong đó ghi rõ ngày hẹn trả kết quả.

- Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, Ủy ban nhân dân cấp xã kiểm tra, xác nhận Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại và chuyển hồ sơ đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đến Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trường hợp không xác nhận Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Ủy ban nhân dân cấp xã phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người nộp hồ sơ trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 27 cho cá nhân, hộ gia đình trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ từ Ủy ban nhân dân cấp xã chuyển đến, nếu có đủ các điều kiện sau đây:

+ Đầy đủ hồ sơ theo quy định tại Điều 8, 9 của Thông tư 27;

+ Thỏa mãn tiêu chí xác định kinh tế trang trại theo quy định tại Điều 5 của Thông tư 27.

Giấy chứng nhận kinh tế trang trại sau khi cấp đổi được chuyển đến Ủy ban nhân dân cấp xã và trả cho chủ trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại. Trường hợp không cấp đổi Giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải gửi văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã, trong đó nói rõ lý do để thông báo cho người nộp hồ sơ.

- Nếu sau 13 ngày làm việc, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ mà không nhận được Giấy chứng nhận kinh tế trang trại hoặc không nhận được thông báo không cấp đổi giấy chứng nhận kinh tế trang trại thì người đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

3. Cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại:

Trường hợp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại bị mất, cháy, rách, nát chủ trang trại nộp Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 27 và Giấy chứng nhận kinh tế trang trại đã được cấp trong trường hợp rách, nát tới Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã cấp Giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho cá nhân, hộ gia đình.

Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện cấp lại Giấy chứng nhận kinh tế trang trại trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

IV. Cấp giấy chứng nhận an toàn thực phẩm

1. Cấp giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm.

a) Số lượng, thành phần hồ sơ.

Số lượng: 01 bộ

Thành phần hồ sơ:

- Đối với tổ chức:

          + Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về ATTP theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC ngày 09/4/2014.

          +Bản danh sách các đối tượng đề nghị xác nhận kiến thức về an toàn thực phẩm theo mẫu số 01b quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC ngày 09/4/2014.

          + Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hợp tác xã (có dấu xác nhận của tổ chức).

- Đối với cá nhân.

          + Đơn đề nghị xác nhận kiến thức về ATTP theo Mẫu số 01a quy định tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BTC ngày 09/4/2014.

          + Bản sao giấy chứng minh thư nhân dân.

          + Giấy tờ chứng minh đã nộp lệ phí theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

b) Thời hạn giải quyết.

Trong thời gian 10 ngày làm việc.

c) Phí, lệ phí: Chưa có quy định cụ thể.

2. Thủ tục cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.

a) Số lượng, thành phần hồ sơ.

Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thành phần hồ sơ gồm:

-  Đơn đề nghị (mẫu)

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 1 bản phô tô công chứng.

- Bản thuyết minh điều kiện bảo đảm ATTP của cơ sở (mẫu)

- Danh sách chủ cơ sở và người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm đã được cấp giấy xác nhận kiến thức về ATTP.

- Danh sách cá nhân có giấy khám sức khỏe do cơ quan Y tế cấp huyện trở lên cấp.

b) Thời gian giải quyết:

- Thời gian tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ: 3 ngày làm việc

- Thời gian giải quyết hồ sơ: 15 ngày làm việc, kể từ khi hồ sơ đầy đủ theo quy định.

c) Phí, lệ phí theo quy định:

- Phí thẩm định hồ sơ: 500.000 đồng/ 01 hồ sơ

- Lệ phí cấp giấy chứng nhận ATTP: 150.000 đồng/ giấy.

3. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP.

Cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận ATTP, thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP, hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp này tương tự như cấp Giấy chứng nhận ATTP.

Lưu ý:

a) Trước 06 (sáu) tháng tính đến ngày Giấy chứng nhận ATTP hết hạn, cơ sở nộp hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP trong trường hợp tiếp tục sản xuất kinh doanh.

b) Trường hợp Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực nhưng bị mất, bị hỏng, thất lạc, hoặc có sự thay đổi, bổ sung thông tin trên Giấy chứng nhận ATTP, cơ sở phải có văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP theo Phụ lục V gửi cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ATTP để được xem xét cấp lại.

Trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận ATTP của cơ sở, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP thực hiện thẩm tra hồ sơ và xem xét, cấp lại Giấy chứng nhận ATTP cho cơ sở. Thời hạn của Giấy chứng nhận ATTP đối với trường hợp cấp lại trùng với thời hạn hết hiệu lực của Giấy chứng nhận ATTP đã được cấp trước đó. Trường hợp không cấp lại, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận ATTP phải có văn bản thông báo và nêu rõ lý do.