Về nơi Trung Thu giữ nguyên nét văn hóa truyền thống
Cập nhật ngày: 16/09/2016 21:24
Những ngày đầu tháng 8 âm lịch, nếu có dịp về xã Sông Lô chứng kiến công tác chuẩn bị cho ngày hội truyền thống, vui đón tết Trung Thu được Đảng, chính quyền và nhân dân xã Sông Lô tổ chức, bạn sẽ thấy được trở lại tuổi thơ, đắm chìm trong không khí nhộn nhịp, sôi động, háo hức chờ đón đêm hội trăng rằm…

Với mong muốn tạo cho trẻ em trên địa bàn xã có ký ức tuổi thơ đẹp và đầy ý nghĩa trong đêm hội trăng rằm. Đảng ủy, chính quyền xã luôn quan tâm, chỉ đạo các khu dân cư duy trì, gìn giữ những nét văn hóa truyền thống đã được lưu truyền , tổ chức cho các em, một đêm Trung Thu đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc, nhưng cũng phù hợp với nếp sống văn minh, hiện đại. Làm sao giành cho các những điều kiện tốt nhất, để các em thỏa sức vui chơi và mơ ước ... Ý Đảng hợp lòng dân, công tác tổ chức đêm hội trăng rằm luôn tạo được sự đồng thuận từ cấp ủy, chính quyền, các ban ngành đoàn thể, khu dán cư và đông đảo nhân dân trong những năm qua. Khác với Trung Thu ở thành phố, không khí Trung Thu chỉ được thấy ở đêm rằm. Ở Sông Lô, trong suốt nửa đầu tháng 8 âm lịch, không khí Trung Thu đã rộn rã khắp làng, qua tiếng trống lân thùng thình, tiếng thanh la xập, xèng tiếng hò ca múa hát vọng ra từ nhà văn hóa. Qua hình ảnh, chiều về các em nhỏ xúm xít xem các anh, chị, ông bà chẻ tre, dán giấy tự tay làm những chiếc đèn ông sao, đèn kéo quân...lộng lẫy sắc màu. Toàn xã có 8 khu dân cư, cả 8 khu đều có đầu lân và đội múa lân riêng. Các đội lân tự nguyện luyện tập, dồn hết tâm huyết cho đêm trăng rằm hoàn mỹ. Công tác xã hội hóa, tạo kinh phí tổ chức cho đêm Trung Thu cũng được vận dụng mang đầy bản sắc truyền thống. Thay vì lãnh đạo khu dân cư, thành lập các đoàn vận động đến từng nhà, vận động ủng hộ như ở một số xã, phường vẫn làm, thì các khu dân cư xã Sông Lô có phương thức vận động khá linh hoạt và sáng tạo, tạo được tự nguyện ủng hộ cao từ phiá nhân dân. Ngay khi nhận được kế hoạch chỉ đạo của xã. Các chi bộ đã chủ động họp, giao việc tổ chức, vận động cho các tổ chức đoàn thể mà nòng cốt là chi đoàn thanh niên thực hiện.

Những đêm giáp ngày rằm, trưởng khu dân cư thông báo cho các hộ dân lịch múa lân của chi đoàn tổ chức, các đoàn múa lân múa lân quanh xóm và múa phục vụ từng nhà nếu được mời. Dưới đêm trăng vằng vặc, làng trên ngõ dưới vang rộn tiếng trống giục, trẻ em rồng rắn, nô nức rước đèn, theo sau đoàn múa lân, cùng các anh chị đoàn viên, thanh niên. Nhà nào, nhà ấy chả ai bảo ai, ăn cơm từ sớm, mở rộng cửa, ngõ chờ đón đoàn múa lân, mang lộc vào nhà. Ai cũng muốn được mời đoàn múa lân vào thưởng thức màn biểu diễn "Cây nhà lá vườn" nhưng rất nhộn nhịp và đẹp mắt. Thưởng tiền là phương thức ủng hộ của các hộ dân đóng góp cho việc tổ chức đêm hội trăng rằm. Trong không khí tưng bừng, phấn chấn, ai nấy đều muốn ủng hộ thật cao, để con cháu mình có đêm vui hội rộn rã đầy đủ, cả về vật chất lẫn tinh thần.Với sự vào cuộc tích,cực của các ban ngành đoàn thể, sự đồng thuận của ngân dân, xã Sông Lô đã xã hội hóa được gần hai trăm triệu đồng cho việc tổ chức lễ hội trăng rằm 2016.

Năm nay xã Sông Lô đã tổ chức đón trét Trung Thu bằng hình thức lễ hội, nhằm dành cho các em thiếu nhi trong xã có được kỷ niệm sâu sắc, ấn tượng về đêm lễ hội tuổi thơ. Hình thức tổ chức sẽ là các khu dân cư tự làm đèn, kiệu rước và mâm ngũ quả. Đêm rằm âm các khu dân cư, vừa múa lân vừa rước kiệu từ nhà văn hóa khu dân cư mình đến trụ sở UBND xã thi tài, gồm các phần thi bày cỗ, múa lân và làm đèn, rước kiệu. Đây là năm tổ chức thí điểm đầu tiên, sau khi xã được thành phố cử đi học tập kinh nghiệm tổ chức lễ hội đêm trăng rằm tại tỉnh Tuyên Quang. Nếu được đêm lễ hội thành công, sẽ là tiền đề cho những năm tiếp theo, để đêmTrung Thu thực sự trở thành thời khắc đáng nhớ đối với các em nhỏ xã nhà.

 
Vân Anh(xã Sông Lô)