Tìm giải pháp gỡ khó cho người chăn nuôi lợn
Cập nhật ngày: 15/08/2019 09:59
Từ khi trên địa bàn tỉnh xuất hiện bệnh dịch tả lợn châu Phi (DTLCP) hàng chục nghìn con lợn mắc bệnh đã bị tiêu hủy, ảnh hưởng lớn đến tâm lý người tiêu dùng, khiến giá và sản lượng tiêu thụ thịt lợn có những diễn biến phức tạp. Đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai biện pháp phòng chống dịch, kích cầu tiêu thụ thịt lợn, bảo đảm thị trường lưu thông là việc làm cần thiết để tháo gỡ khó khăn cho người chăn nuôi.

Ngay từ khi bệnh DTLCP mới xuất hiện, Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Sở NN&PTNT đã có nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn, phòng, chống dịch để giảm đến mức tối đa thiệt hại cho người chăn nuôi lợn. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh tiêu thụ đàn lợn khỏe mạnh qua nhiều giải pháp khác nhau cũng được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo chặt chẽ. Cùng với việc hỗ trợ tiền cho người chăn nuôi có lợn bị tiêu hủy tỉnh cũng quan tâm tạo điều kiện để người chăn nuôi phục hồi hoặc chuyển hướng sản xuất. Song đây cũng chỉ là giải pháp tình thế trước mắt. Về lâu dài, cần có những giải pháp cụ thể để hạn chế chăn nuôi nhỏ lẻ, xây dựng cơ sở hoặc vùng an toàn dịch bệnh trong chăn nuôi, tạo điều kiện thuận lợi, giảm thủ tục hành chính để người chăn nuôi thuận tiện hơn trong việc tiêu thụ, tránh việc “giải cứu” hoặc chi ngân sách hỗ trợ như trong thời gian gần đây.

Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Tất Thành, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, ngành nông nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất để người chăn nuôi có thể nhanh chóng xuất bán đàn lợn đã đến tuổi và an toàn. Tuy nhiên, trong thời điểm dịch bệnh bùng phát nhanh và mạnh như hiện nay, bắt buộc phải lấy mẫu xét nghiệm, có kết quả âm tính mới được xuất bán. Còn đối với các loại bệnh khác chỉ cần có giấy chứng nhận tiêm phòng theo đúng quy định, chúng tôi vẫn cấp giấy kiểm dịch cho các hộ, doanh nghiệp xuất bán bình thường.

Qua tìm hiểu của chúng tôi, hiện tổng đàn lợn các loại trên địa bàn tỉnh còn gần 600 ngàn con. Tổng số lợn phải tiêu hủy đến thời điểm ngày 17/7 là trên 30 ngàn con, chỉ chiếm 3 đến 4% tổng đàn toàn tỉnh trước khi có dịch. Bình quân mỗi ngày, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp khoảng 30 đến 35 giấy kiểm dịch vận chuyển cho các doanh nghiệp, trang trại chăn nuôi lợn xuất bán (khoảng 600 đến 1.000 con lợn/ngày). Điều đó chứng tỏ việc tiêu thụ thịt lợn vẫn tương đối ổn định.     

Khi mới có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn tỉnh, nhiều trang trại và hộ chăn nuôi cho rằng Chi cục Chăn nuôi và Thú y gây khó dễ bởi không cấp giấy kiểm dịch ngay khi họ yêu cầu để kịp thời xuất bán. Thực tế cho thấy, hầu hết các hộ chăn nuôi và các trang trại trên đều không đáp ứng đủ yêu cầu về thủ tục hành chính nên bắt buộc phải có sự kiểm tra, thẩm định để tránh việc lây lan dịch bệnh. Quy trình đó có khi kéo dài đến hàng chục ngày do một số chứng nhận phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác nhận. Trong khi đó, từ vài năm nay, ngành Thú y liên tục vận động các hộ tham gia xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, vùng an toàn dịch bệnh để thuận tiện và rút ngắn thời gian cấp thủ tục khi xuất bán thì không được các hộ, trang trại chăn nuôi quan tâm. Điều đó cho thấy sự chủ quan và nhận thức chưa đầy đủ của người chăn nuôi trong việc đảm bảo các thủ tục hành chính khiến việc tiêu thụ gặp khó khăn. Cho dù được tạo điều kiện để có thể đẩy nhanh việc xuất bán, đặc biệt là xuất bán ngoại tỉnh thì người chăn nuôi cũng vẫn phải đáp ứng đầy đủ các thủ tục hành chính theo quy định.

Hiện nay tổng đàn lợn của tỉnh vẫn còn khá lớn, trong khi dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, tuy nhiên, qua thông tin tuyên truyền, người dân đã có nhận thức đầy đủ hơn về bệnh DTLCP nên không có tình trạng tẩy chay thịt lợn và sản phẩm từ thịt lợn mặc dù sức mua của người dân có giảm nhẹ so với trước. Để tháo gỡ khó khăn cho chăn nuôi lợn trong tỉnh, bên cạnh việc thúc đẩy tiêu thụ nội tỉnh, các ngành chức năng cần tạo điều kiện cho các cơ sở giết mổ, chế biến phát huy tối đa công suất sản xuất và dự trữ thịt lợn. 

Ngành Công thương làm việc với các siêu thị, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm thịt lợn an toàn được chăn nuôi trên địa bàn tỉnh; cơ quan quản lý thị trường hỗ trợ tạo điều kiện tối đa cho vận chuyển, lưu thông thịt lợn. Với người chăn nuôi, phải giảm đàn nái, tổ chức chăn nuôi khoa học, chăn nuôi theo chuỗi, nắm bắt thị trường, không tái đàn trong thời điểm hiện tại, thực hiện đăng ký cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh…

Thịt lợn là loại thực phẩm không thể thay thế được trong bữa cơm hàng ngày nên về lâu dài, qua “cơn bão” này, người chăn nuôi nên liên kết với các doanh nghiệp để được bao tiêu đầu ra các doanh nghiệp chăn nuôi, xuất khẩu thịt lợn cần “bắt tay” để tìm hướng đi bền vững. Phát triển chăn nuôi tuân thủ quy hoạch, sản xuất theo chuỗi, đảm bảo an toàn dịch bệnh cũng là khuyến nghị của các chuyên gia, đại diện doanh nghiệp đang liên kết với nông dân và sản xuất theo chuỗi, phục vụ xuất khẩu.

“Muốn giải quyết được vấn đề chăn nuôi ổn định, phòng tránh dịch bệnh tốt thì đi theo hướng liên kết chuỗi, áp dụng khoa học công nghệ để giảm giá thành đầu vào, tăng sức cạnh tranh cho chất lượng sản phẩm chăn nuôi là điều kiện bắt buộc”, ông Nguyễn Trung Đoàn, đại diện Công ty cổ phần chăn nuôi CP ở xã Tề Lễ, huyện Tam Nông khẳng định.

Thực tế thời gian qua, cho thấy đối với những con lợn có kết quả dương tính với DTLCP đều đã bị tiêu hủy ngay lập tức. Tỷ lệ lợn mắc bệnh, nghi ngờ mắc bệnh đã tiêu hủy cũng chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ. Hơn nữa, giá hỗ trợ của Nhà nước đã được điều chỉnh phù hợp, ở mức khá cao nên việc người chăn nuôi đem lợn bị bệnh bán ra thị trường hầu như không có. Đàn lợn trên địa bàn tỉnh vẫn có chất lượng tốt, bảo đảm an toàn nên người tiêu dùng hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng./.

 

PTO
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...