Đền Tam Giang nằm trong cụm di tích lịch sử văn hóa đền Tam Giang và chùa Đại Bi, thuộc phường Bạch Hạc- thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. Theo các sử sách ghi chép lại, Bạch Hạc là vùng đất nằm giữa ngã ba Hạc, bên trong, bên đục, mênh mông sông nước. Đây được gọi là vùng đất địa linh nhân kiệt, mang đậm dấu ấn lịch sử, văn hóa truyền thống của thời đại Hùng Vương cùng dòng chảy văn hóa của người Việt. Theo truyền thuyết và sử sách ghi lại, đền Tam Giang được xây dựng vào giữa thế kỷ thứ VII, năm Vĩnh Huy 650, đến năm Gia Long 1818 đền được xây dựng lại, tu sửa vào năm Duy Tân thứ 6 - 1912, năm 2010, đền Tam Giang được Bộ văn hóa, thể thao và Du lịch công nhận là di tích cấp Quốc gia.

          Quần thể công trình đền Tam Giang được xây dựng theo lối kiến trúc “Tiền thần, hậu Phật”. Cổng đền là kiến trúc độc đáo kiểu nghi môn, tứ trụ truyền thống. Phía trong là đền chính được thiết kế theo hình chữ đinh, gồm  2 tòa tiền tế và hậu tế. Tòa tiền tế gồm 1 gian, 2 chái, dài 12,3m, rộng 9,05, là nơi đặt bàn thờ thần chủ bản đề và tổ chức các nghi lễ cúng tế của nhân dân, du khách. Tòa hậu cung 2 gian, 3 chái, dài 7,46m, rộng 8,9m, là nơi đặt các ban, khám thờ Mẫu, được trang trí hình “long, ly, quy, phụng”, sơn son thếp vàng lộng lẫy. Đền còn giữ được các pho tượng và đồ vật quý như: tượng Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật cao 3,35m đúc bằng đồng trong tư thế oai phong, uy nghi, nhìn thẳng ra sông Lô.; bia đá “hậu thần bia ký”- niên đại Gia Long năm thứ 17, 18; chuông đồng Thông Thánh quán chung ký- niên hiệu Minh Mệnh thứ 11- 1830; lư hương gốm da lươn, thuộc loại đồ gốm men da lươn cuối thế kỷ 18; ngai thờ được chạm khắc tinh xảo, sơn son thếp vàng lỗng lẫy… là những cổ vật mang đậm giá trị lịch sử, kiến trúc, nghệ thuật. Để phục vụ nhu cầu văn hóa tâm linh của người dân thành phố ngã ba sông cũng như du khách thập phương, những năm qua, đền Tam Giang đã được Nhà nước quan tâm, nhân dân thập phương công đức đầu tư tu bổ, xây dựng. Tỉnh đã có chủ trương cho xây dựng, mở rộng quy mô của đền Tam Giang trên nền ngôi đền xưa lên 21.000m2, hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện.

        Đền Tam Giang thờ các nhân vật lịch sử huyền thoạt thời kỳ Hùng Vương dựng nước là Vũ Văn Trung Dực Uy Hiển Vương (húy là Thổ Lệnh); Chiêu Văn Vương Trần Nhật Duật và thờ Mẫu. Để tưởng nhớ công ơn của các vị tiền nhân, nhân dân phường Bạch Hạc tổ chức cúng tế và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian sôi nổi, hấp dẫn. Kỳ tiệc thứ nhất được tổ chức vào dịp đầu xuân từ ngày 3 đến hết ngày 5 tháng giêng; hỳ tiệc thứ 2 được tổ chức vào ngày 30 tháng Ba âm lịch và ký thứ 3 được tổ chức vào ngày 25 tháng 9 âm lịch. Lễ hội được tổ chức với mục đích cầu mong các vị thần linh phù hộ cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái, dân an. Tuy nhiên, do những biến cố lịch sử, chiến tranh nên trong suốt thời gian dài lễ hội không được tổ chức. Từ năm 2010 trở lại đây, Lễ hội Bạch Hạc, đền Tam Giang được chính quyền và nhân dân nghiên cứu, phục dựng trở lại 1 năm 2 lần theo các nghi thức truyền thống. Lễ hội được tổ chức thành 2 phần, phần lễ và phần hội. Phần lễ trang nghiêm từ nghi thức rước nước đến tế lễ; phần hội vui tươi, ý nghĩa với các trò chơi dân gian tạo được sự phấn khởi, đoàn kết trong bà con nhân dân và đông đảo du khách đến xem. Hoạt động đặc trưng nhất trong lễ hội đền Tam Giang phải kể đến là Hội bơi chải, đây là hoạt động luôn thu hút đông đảo nhân dân và du khách tham gia, cổ vũ. Hội được tổ chức vào kỳ lễ hội tháng 3. Xưa chỉ có các giáp trong làng thi đấu với nhau, ngày nay lễ hội còn có sự tham gia của các đơn vị bạn. Tổ chức lễ hội bơi chải truyền thống trên sông Lô là một trong những hoạt động phục vụ Giỗ tổ Hùng Vương- Lễ hội Đền Hùng hàng năm, nhằm tôn vinh giá trị, di sản văn hóa đặc sắc, quảng bá tiềm năng du lịch, đồng thời để phục dựng, chuẩn hóa nghi thức tổ chức lễ hội truyền thống.

        Đền Tam  Giang, lễ hội Bạch Hạc như một bảo tàng sống mang giá trị vật chất cũng như tinh thần, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của cộng đồng dân cư với những đặc trưng văn hóa riêng có. Đồng thời khẳng định những nỗ lực của các cấp chính quyền và nhân dân thành phố Việt Trì trong việc bảo tồn di tích cũng như khôi phục lễ hội, góp phần thiết thực trong tiến trình xây dựng Việt Trì trở thành thành phố lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam.

Minh Chính
Các tin khác:
Tìm kiếm:  
  CHIẾN LƯỢC - QUY HOẠCH
Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050
Ngày 30/12/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 3602/QĐ-UBND về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển vật liệu xây dựng tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, định hướng đến năm 2050.
  Người phát ngôn báo chí
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
DANH SÁCH NGƯỜI PHÁT NGÔN, CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ CỦA UBND THÀNH PHỐ VÀ CÁC PHƯỜNG, XÃ
  Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức,phong cách Hồ Chí Minh
Học Bác ở tinh thần nêu gương
Năm 1947, Đảng bộ và nhân dân xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì vinh dự và tự hào khi được Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn làm nơi ở, làm việc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp. Đó là dấu son tiếp thêm động lực cho địa phương trong chặng...
  Văn minh Đô thị
Bạch Hạc tổ chức Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024
Ngày 09/8, tại phường Bạch Hạc đã diễn ra Hội thi tuyên truyền thực hiện Quy chế quản lý đô thị thành phố năm 2024. Tới dự có các đồng chí lãnh đạo Hội Cựu chiến binh; Hội LHPN Thành phố; Phòng Quản lý đô thị Thành phố; Thành Đoàn Việt...