Vị trí địa lý như sau:
- Phía Bắc giáp với phường Dữu Lâu;
- Phía Nam giáp xã Sông Lô và phường Thanh Miếu;
- Phía Tây giáp với phường Tân Dân, phường Tiên Cát và phường Thọ Sơn;
- Phía Đông giáp huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc;
Xã Trưng Vương được ra đời từ những năm 1946, sau nhiều năm hợp nhất đến nay xã Trưng Vương cơ bản ổn định xã đã được phong tặng danh hiệu xã anh hùng lực lượng vũ trang.
Xã Trưng Vương hiện có 2.784 hộ dân, với 9.612 nhân khẩu. Trên địa bàn xã có 07 di tích lịch sử Văn hóa gồm 01 di tích LSVH cấp Quốc gia là Đình ngoại Lâu Thượng, các di tích như Đình Nội Lâu Thượng, Đình Kim Quất Hạ cụm di tích LSVH Đình, Đền thiên cổ, lăng Ba đô sĩ thôn Hương Lan và 02 ngôi chùa Bối linh và chùa A Lốc. Trên địa bàn xã có 09 khu dân cư.
Đảng bộ xã Trưng Vương có: 554 Đảng viên sinh hoạt tại 15 Chi bộ; trong đó có: 09 chi bộ khu dân cư, 3 chi bộ Trường học. 01 chi bộ Quỹ tính dụng nhân dân, 01 Chi bộ doanh nghiệp tư nhân, 01chi bộ công an. Trên địa bàn xã có 3 nhà trường của 3 cấp học cơ sở, có đủ đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên phục vụ cho công tác giảng dạy của nhà trường. Đội ngũ cán bộ, giáo viên cơ bản đều đạt trình độ chuẩn, trên chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và đào tạo. Xã có 01 Trạm y tế, đã được cộng nhận đạt chuẩn Quốc gia về y tế từ năm 2007, cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo cho công tác khám chữa bệnh và thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân.
Nổi bật trong những năm qua là cơ sở hạ tầng kỹ thuật sản xuất và hạ tầng phúc lợi công cộng ngày càng hoàn thiện; Đa dạng ngành nghề dịch vụ, việc làm được đảm bảo; sản xuất nông nghiệp phát triển, thu nhập kinh tế của nhân dân không ngừng tăng lên; thu nhập bình quân đầu người đạt 48 triệu đồng/người/1 năm.
Các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở từ xã đến khu dân cư duy trì, hoạt động tốt, có hiệu quả, thực hiện nghiêm chỉnh các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, điều lệ, quy định của tổ chức, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn xã được ổn định, giữ vững, địa phương tập trung phát triển kinh tế nông thôn bền vững theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tạo diện mạo mới cho xã nhà, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, xây dựng đời sống văn hoá mới, tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Nhân dân trong xã đoàn kết nhất trí, hăng hái tham gia các phong trào thi đua yêu nước, giành nhiều kết quả tốt đẹp trên tất cả các lĩnh vực, góp phần viết nên những trang sử vẻ vang của thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ anh hùng./.